Theo gương "bà hoàng nội trợ" Nhật Bản, căn bếp nhà tôi được “cơi nới” thêm ít nhất 5m²

Lam Phương,
Chia sẻ

Trong mắt người Nhật, bếp càng nhỏ thì việc nấu ăn càng hiệu quả.

Nhiều gia đình ở Nhật chỉ sở hữu căn bếp vỏn vẹn 4m² nhưng họ vẫn sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, khoa học. Không chỉ là nơi nấu những món ăn ngon, căn bếp nhỏ còn là khôn gian để cả gia đình quây quần hoặc bạn bè tụ tập tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ.

Xét về cách tổ chức không gian bếp thì các “thần kỹ” sắp xếp của người nội trợ Nhật rất đáng để học hỏi. Chỉ cần áp dụng một vài mẹo nhỏ, bạn có thể "hô biến" căn bếp nhà mình trông rộng thêm hẳn 5m².

Theo gương

1. Tủ âm tường, tủ dưới: Bí quyết tận dụng không gian tối đa

Nếu căn bếp nhà bạn có diện tích khiêm tốn mà đồ đạc lại nhiều thì thiết kế tủ âm tường kết hợp giỏ kéo chính là giải pháp hoàn hảo. Chỉ cần lắp thêm chiếc giỏ "nhỏ mà có võ" này, bạn sẽ cảm thấy không gian như được nới rộng thêm 5m².

Các căn bếp của người Nhật rất ưu ái thiết kế thêm giỏ kéo lắp bên trong tủ âm tường này. Chỉ cần kéo giỏ xuống, bạn có thể dễ dàng lấy đồ mà không cần tốn sức. Sau đó đóng cửa tủ lại, không gian vẫn gọn gàng, sạch sẽ.

Nhờ cách này, hiệu suất sử dụng không gian tăng gấp đôi, giải phóng cả khu vực bề mặt bếp, giúp căn bếp nhỏ trông thoáng đãng hơn rất nhiều.

Theo gương

Bên cạnh đó, so với tủ âm tường, tủ dưới thường được sử dụng nhiều hơn nhờ vị trí thuận tiện. Do đó thay vì thiết kế cánh cửa mở truyền thống, bạn nên chọn các ngăn kéo linh hoạt để tối ưu hiệu quả sử dụng.

Người Nhật cũng khắc phục nhược điểm của ngăn kéo lớn bằng cách tích hợp ngăn kéo đôi liên kết. Kéo ngăn dưới, ngăn trên cũng tự động trượt ra. Mà khi kéo đến một điểm nhất định, ngăn trên sẽ tự tách ra, giúp bạn dễ dàng sử dụng mà không gặp rắc rối.

Mặt trước của ngăn kéo còn có độ nghiêng để tận dụng làm ngăn chứa đồ nhỏ gọn, vừa tăng thêm không gian lưu trữ, vừa giúp việc kéo ra đẩy vào trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Theo gương

2. Tận dụng không gian sau cánh cửa

Người nội trợ Nhật Bản rất biết cách tận dụng từng góc nhỏ trong nhà bếp, bao gồm cả không gian phía sau cánh cửa. Ví dụ như mặt trong của cửa tủ bếp có thể trở thành nơi lưu trữ túi đựng rác, dao, muôi, đũa, thìa... Chỉ cần đồ không quá nặng, bạn hoàn toàn có thể treo chúng lên mà không lo ảnh hưởng làm hỏng cửa.

Cư dân mạng Trung Quốc cũng rất sáng tạo khi học hỏi cách làm này. Họ tự tay lắp thêm rèm lên mặt trong cánh cửa tủ bếp, sau đó dùng các móc treo hình chữ S để treo dụng cụ nhà bếp nhỏ gọn. Cách làm này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn giúp mọi thứ trở nên ngăn nắp, dễ tìm hơn hẳn.

Theo gương

3. Tủ nhiều khay kéo nhỏ

Các thiết bị gia dụng trong bếp ngày càng nhiều đòi hỏi cần có chỗ chứa hợp lý. Nếu đặt tất cả lên mặt bàn, không chỉ chiếm chỗ mà còn gây bừa bộn. Khi cần dùng, việc phải di chuyển các thiết bị qua lại càng thêm bất tiện.

Giải pháp tối ưu là thiết kế một tủ cao với nhiều khay kéo linh hoạt chuyên dụng cho các món đồ này. Mỗi items sẽ có "góc riêng" của mình, được sắp xếp gọn gàng theo từng tầng.

Để tăng tiện ích, bạn nên lắp sẵn ổ cắm điện trong từng ngăn tủ. Khi dùng chỉ cần cắm điện và kéo khay kéo ra, dùng xong để lại chỗ cũ. Thiết kế này không chỉ khiến căn bếp gọn gàng mà còn cực ngăn nắp, tiện lợi. 

Theo gương

4. Tủ "siêu mỏng" tận dụng mọi kẽ hở

Sự tinh tế trong cách sắp xếp của các bà nội trợ Nhật Bản thể hiện qua cả những khe hẹp tưởng chừng vô dụng cũng được họ tận dụng triệt để.

Chỉ cần thiết kế một chiếc tủ siêu mỏng, rộng khoảng 10cm, bạn đã có một nơi hoàn hảo để lưu trữ đồ uống, rượu, đồ ăn vặt hoặc các loại thực phẩm khô. Những chiếc tủ này không chỉ "chứa được cả thế giới" mà còn giúp giải phóng đáng kể không gian trong căn bếp.

Theo gương

Hoặc bạn có thể chọn loại xe đẩy siêu mỏng như trong hình dưới, chỉ cần kéo tay cầm là dễ dàng lấy đồ, vô cùng tiện lợi.

Theo gương

5. Kệ treo tường

Nếu bạn là người yêu thích không gian mở, lắp thêm vài kệ gỗ trên tường. Nhiều bà nội trợ Nhật rất thích sưu tầm và tích trữ dụng cụ nhà bếp và họ thường sử dụng kiểu lưu trữ mở này để dễ dàng nhìn thấy và lấy đồ khi cần. Đó cũng là ls do bạn thường xuyên bắt gặp những bộ dụng cụ trong bếp Nhật được trưng bày ngăn nắp, gọn gàng và đầy tính thẩm mỹ.

Theo gương

Sử dụng vài kệ treo trên tường sẽ không chiếm quá nhiều không gian mà lại giúp bạn sắp xếp gọn gàng các chai lọ, hũ đựng gia vị hoặc đồ dùng nhỏ khác. Cách này cũng giúp tạo điểm nhấn cho bếp thêm phần sang trọng và dễ tìm đồ.

Theo gương

6. Lọ và hộp 

Người Nhật cũng sử dụng lọ và hộp đựng rất thông minh.

Những thực phẩm khô như bột mì, trái cây hay gạo thường được đựng trong các lọ hoặc hộp đựng trong suốt. Loại hộp này không chỉ giúp bảo quản thực phẩm kín hơi, chống ẩm mà còn giúp việc tìm kiếm đồ trở nên dễ dàng hơn.

Theo gương

Nhiều hộp đựng của các bà nội trợ Nhật Bản còn gắn cả ray kéo hoặc bánh xe giúp việc di chuyển các vật nặng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Theo gương

7. Móc treo

Bếp thường có rất nhiều dụng cụ nấu nướng như thìa, vung, muôi, xẻng… Những vật dụng này nếu để lộn xộn sẽ không chỉ khó tìm khi cần mà còn làm cho bếp trông bừa bộn và mất vệ sinh.

Quan sát cách tổ chức bếp của các bà nội trợ Nhật Bản, bạn sẽ thấy rất nhiều người dùng móc treo để treo các dụng cụ nấu nướng và nồi chảo. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng trên mặt bàn bếp, đồng thời giữ cho không gian bếp luôn gọn gàng và ngăn nắp.

Theo gương

Theo gương

8. Khung lỗ - Tấm men

Khung lỗ rất hữu ích, có thể gắn thêm các móc treo để sắp xếp các vật dụng nhỏ gọn gàng và ngăn nắp. Hơn nữa, cách làm này còn giúp không gian bếp trông rất đẹp mắt và dễ dàng tìm đồ khi cần.

Theo gương

Tấm men cũng là lựa chọn được nhiều người trẻ ưu tiên thay vì gạch thông thường để lắp tường bếp. Tấm men có đặc tính hút từ và dễ dàng vệ sinh nên không chỉ giúp bếp sạch sẽ mà còn thể hiện gu thẩm mỹ "xịn xò", hiện đại.

Theo gương

9. Thanh ống

Không ít gia đình thường bỏ qua không gian dưới bồn rửa nhưng các bà nội trợ Nhật Bản đã tận dụng rất hiệu quả khu vực này. Họ dùng 2 thanh ống kết hợp với giỏ đựng đồ để "hô biến" thành ngăn chứa đồ trông rất ổn áp mà vẫn tận dụng được không gian dưới bồn rửa 1 cách thông minh.

Theo gương

Không chỉ vậy, họ cũng dùng thanh ống đặt song song để tạo thêm một tầng lưu trữ giày, giúp tận dụng tối đa không gian và giữ giày dép gọn gàng hơn.

Theo gương

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng vị trí lõm sau cánh cửa bằng cách sử dụng thanh ống kết hợp với móc hình chữ S để treo túi xách, giày dép và các vật dụng khác.

Theo gương

Hoặc như người Nhật, bạn cũng có thể gắn thanh ống vào sau cửa phòng hoặc cửa tủ quần áo để làm nơi treo mũ, khăn quàng, dây nịt... 

Theo gương

10. Xe đẩy 

Ở Nhật Bản, những chiếc xe đẩy nhỏ thường có bánh xe xoay 360 độ nên bạn có thể sử dụng trong bếp hoặc để ở lối vào, phòng khách hay phòng ngủ.

Mó đồ này có thể để đựng túi xách, ô dù, chìa khóa khi đặt ở lối đi; đựng đồ ăn vặt, điều khiển từ xa... khi đặt ở phòng khách; hoặc đựng mỹ phẩm, máy sấy tóc nếu để ở trong phòng ngủ.

Theo gương

Nguồn: Toutian

Chia sẻ