Thêm thảm họa phục chế tranh cổ "đi vào lòng đất" khiến ai nhìn thấy cũng giận, nguyên bản không giữ được còn bị méo mó khó nhận ra

L.T,
Chia sẻ

Đây là câu chuyện mới nhất trong hàng loạt những câu chuyện bi hài về các tác phẩm nghệ thuật lâu đời bị hủy hoại do quá trình phục chế.

Thời gian qua đi, những bức tranh cổ giá trị từ hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm trước không thể tránh khỏi bị hư hỏng. Việc phục chế là vô cùng cần thiết để gìn giữ những tác phẩm nghệ thuật quý giá cho con cháu đời sau. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có sự tính toán tỉ mỉ cùng bàn tay tài năng để giữ nguyên vẹn tác phẩm. Vậy mà đã có không ít tác phẩm nghệ thuật bị rơi vào tay các nhà phục chế nghiệp dư, để rồi kết quả khiến người xem không thể nhịn cười.

Mới đây, một câu chuyện bi hài về phục chế tranh lại xảy ra ở Tây Ban Nha khiến các chuyên gia bảo tồn ở Tây Ban Nha phải lên tiếng kêu gọi thắt chặt các điều luật về phục chế.

Thêm một thảm họa phục chế tranh cổ "đi vào lòng đất" khiến ai nhìn thấy cũng giận tím người, nguyên bản không giữ được còn bị méo mó khó ngờ - Ảnh 1.

Nguyên bản bức họa về Đức Mẹ Đồng Trinh Maria có tên “Immaculate Conception” (tạm dịch: Sự thụ thai thuần khiết) của họa sĩ Bartolomé Esteban Murillo.

Theo đó, một nhà sưu tầm nghệ thuật tư nhân ở Valencia (Tây Ban Nha) đã chấp nhận bỏ ra số tiền 1.200 euro (tương đương hơn 31 triệu đồng) cho một người chuyên phục chế đồ nội thất để phục chế lại bức họa về Đức Mẹ Đồng Trinh Maria có tên “Immaculate Conception” (tạm dịch: Sự thụ thai thuần khiết).

Thế nhưng, sau lần thứ nhất làm sạch và phục chế, gương mặt của Đức Mẹ bị biến đổi hoàn toàn khiến ai nhìn thấy cũng thảng thốt. Người ta lại "cố thêm lần thứ 2" nhưng kết quả lại chỉ khiến mọi người thêm buồn cười.

Thêm một thảm họa phục chế tranh cổ "đi vào lòng đất" khiến ai nhìn thấy cũng giận tím người, nguyên bản không giữ được còn bị méo mó khó ngờ - Ảnh 2.

Lần thứ nhất phục chế thất bại thảm hại.

Thêm một thảm họa phục chế tranh cổ "đi vào lòng đất" khiến ai nhìn thấy cũng giận tím người, nguyên bản không giữ được còn bị méo mó khó ngờ - Ảnh 3.

Đến lần thứ 2 tình trạng không khá khẩm hơn.

Sau khi sự việc xảy ra, Giáo sư Fernando Carrera, làm việc tại Trường Galicia về Bảo tồn và Phục hồi di sản văn hóa, cho biết cần thiết phải có đào tạo bài bản đối với những người phục chế. Bởi các can thiệp thiếu chuyên nghiệp có thể gây ra những thiệt hại đáng tiếc, không thể khắc phục được.

Ông Fernando cũng cho biết thêm rằng luật pháp Tây Ban Nha hiện đang cho phép mọi người tham gia vào các dự án phục chế ngay cả khi không có các kĩ năng cần thiết. Vì vậy cần đảm bảo giao việc phục chế cho những người được đào tạo về chuyên môn.

"Tây Ban Nha có khối lượng lớn di sản văn hóa và lịch sử đã trải qua nhiều thế kỉ, luật pháp cần phải được quy định chặt chẽ vì lợi ích của lịch sử văn hóa Tây Ban Nha", Giáo sư Fernando nhấn mạnh.

Câu chuyện phục chế hỏng này lại gợi cho người ta nhớ đến vụ phục chế tranh bích họa từ 8 năm trước. Bức bích họa mang tên Ecce Homo về chân dung Chúa Jesus được vẽ bởi họa sĩ người Tây Ban Nha Elías García Martínez trên bức tường của một nhà thờ tại Borja, Tây Ban Nha vào năm 1930.

Thêm một thảm họa phục chế tranh cổ "đi vào lòng đất" khiến ai nhìn thấy cũng giận tím người, nguyên bản không giữ được còn bị méo mó khó ngờ - Ảnh 4.

Chặng đường "tiến hóa" của bức tranh Ecce Homo.

Cụ bà 80 tuổi Cecilia Jimenez, một họa sĩ tự do, chính là người đã tình nguyện khôi phục bức tranh tường ấy. Tuy nhiên, không hiểu vì sao bà Cecilia lại biến hình Chúa Jesus thành một bức hình kỳ lạ không hề giống với bản gốc. Hành động này đã gây tranh cãi kịch liệt về trách nhiệm của người tự ý động vào tác phẩm mang giá trị lịch sử. Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhà thờ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới theo một cách không ai ngờ đến.

Theo hội đồng văn hóa địa phương, mặc dù việc làm của bà Cecilia được bắt đầu với ý định tốt đẹp nhưng do thiếu trình độ và thậm chí chưa được sự cho phép của những người có trách nhiệm nên việc làm này thực sự không thể được hoan nghênh.

Sự việc này cũng gợi nhớ đến việc phục chế bức tượng có niên đại từ thế kỷ 16, khắc họa Thánh George. Bức tượng nằm ở một nhà thờ tại miền bắc Tây Ban Nha, sau khi được phục chế, bức tượng trông hài hước như thể một nhân vật bước ra từ phim hoạt hình.

Bức tượng Thánh George bị phục chế hỏng.

Thêm một thảm họa phục chế tranh cổ "đi vào lòng đất" khiến ai nhìn thấy cũng giận tím người, nguyên bản không giữ được còn bị méo mó khó ngờ - Ảnh 6.

Việc phục chế bức tượng Đức Mẹ ở Ba Lan bị cho là trông giống như một bức tranh của các cháu trường mẫu giáo.

(Nguồn: The Sun)

Chia sẻ