Thế giới có hơn 35 triệu "nô lệ thời hiện đại"
Hơn 35 triệu người trên khắp thế giới đang bị mắc kẹt trong hình thức "nô lệ thời hiện đại", theo một báo cáo về tình trạng cưỡng bức lao động, buôn bán người, hôn nhân cưỡng ép, gán nợ và các dạng khai thác tình dục thương mại được công bố mới đây.
Tổ chức The Walk Free Foundation (WFF), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Australia, vừa công bố chỉ số toàn cầu thường niên về tình trạng nô lệ hiện đại. Kết quả nghiên cứu với số liệu và phương pháp cải thiện cho thấy tình trạng nô lệ hiện đại đã tăng khoảng 23% so với năm ngoái.
Biểu đồ về số nô lệ hiện đại trên từng khu vực.
Dù nghiên cứu được thực hiện trên 167 quốc gia, nhưng có 5 quốc gia chiếm đến 61% tỉ lệ nô lệ hiện đại trên toàn thế giới, theo phát hiện từ nghiên cứu.
Ấn Độ đứng đầu trong danh sách này với khoảng 14.29 triệu nô lệ hiện đại, tiếp theo đó là Trung Quốc 3.24 triệu, Pakistan 2.06 triệu, Uzbekistan 1.2 triệu và Nga là 1.05 triệu.
Mauritania có tỷ lệ nô lệ hiện đại trên tổng số dân cao nhất, ở mức 4%, tiếp theo đó là Uzbekistan với 3.97%, Qatar 1.36% và Ấn Độ 1.14%.
Ông Andrew Forrrest, chủ tịch và người sáng lập WFF, tổ chức đang lên chiến dịch kết thúc tình trạng nô lệ trong vòng 1 thế hệ, cho biết: "Có một giả định cho rằng tình trạng nô lệ là vấn đề từ một thời đại đã qua. Hoặc nó chỉ tồn tại ở những quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh và nghèo đói.
Nhưng những nghiên cứu này cho thấy tình trạng nô lệ thời hiện đại tồn tại ở mọi quốc gia. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với tình huống kinh khủng nhất khi để xảy ra tình trạng nô lệ hiện đại và sự đau khổ tuyệt vọng mà nó mang lại cho đồng loại của chúng ta.
Bước đầu tiên trong việc xóa bỏ tình trạng nô lệ là đo lường nó. Và với thông tin quan trọng, tất cả chúng ta phải phối hợp cùng nhau - chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội - để chấm dứt các hình thức khai thác bóc lột nghiêm trọng nhất".
Các quốc gia được xác định đứng đầu trong cuộc chiến chống lại tình trạng nô lệ thời hiện đại bao gồm Australia, Áo, Georgia, Ireland, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ.
Nô lệ thời hiện đại còn là một vấn đề chính trị ở Anh, với một dự luật về nó đang được chuyển qua quốc hội và Thủ tướng Anh David Cameron đã nhấn mạnh vấn đề này trong bài phát biểu trước hội nghị đảng Bảo thủ vào năm nay.
"Vẫn còn có sự bất công khi nói đến lao động, và nó thậm chí còn gây sốc hơn nữa. Các băng nhóm tội phạm buôn bán người trên khắp thế giới và bắt họ lao động trong các tình trạng kinh khủng", ông Cameron nói. "Tôi đã nhìn thấy những ngôi nhà trên con đường bậc thang được xây dựng cho các gia đình 4 người nhưng lại nhồi nhét đến 15 người như động vật. Đối với những tên tội phạm nghĩ rằng mình sẽ thoát được tội này, thì tôi sẽ nói 'không, không phải ở đất nước này, không phải ở đảng này'... Với dự luật về tình trạng nô lệ hiện đại, chúng tôi đang theo dõi và sẽ chấm dứt nó hoàn toàn".
Biểu đồ về số nô lệ hiện đại trên từng khu vực.
Dù nghiên cứu được thực hiện trên 167 quốc gia, nhưng có 5 quốc gia chiếm đến 61% tỉ lệ nô lệ hiện đại trên toàn thế giới, theo phát hiện từ nghiên cứu.
Ấn Độ đứng đầu trong danh sách này với khoảng 14.29 triệu nô lệ hiện đại, tiếp theo đó là Trung Quốc 3.24 triệu, Pakistan 2.06 triệu, Uzbekistan 1.2 triệu và Nga là 1.05 triệu.
Mauritania có tỷ lệ nô lệ hiện đại trên tổng số dân cao nhất, ở mức 4%, tiếp theo đó là Uzbekistan với 3.97%, Qatar 1.36% và Ấn Độ 1.14%.
Ông Andrew Forrrest, chủ tịch và người sáng lập WFF, tổ chức đang lên chiến dịch kết thúc tình trạng nô lệ trong vòng 1 thế hệ, cho biết: "Có một giả định cho rằng tình trạng nô lệ là vấn đề từ một thời đại đã qua. Hoặc nó chỉ tồn tại ở những quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh và nghèo đói.
Nhưng những nghiên cứu này cho thấy tình trạng nô lệ thời hiện đại tồn tại ở mọi quốc gia. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với tình huống kinh khủng nhất khi để xảy ra tình trạng nô lệ hiện đại và sự đau khổ tuyệt vọng mà nó mang lại cho đồng loại của chúng ta.
Bước đầu tiên trong việc xóa bỏ tình trạng nô lệ là đo lường nó. Và với thông tin quan trọng, tất cả chúng ta phải phối hợp cùng nhau - chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội - để chấm dứt các hình thức khai thác bóc lột nghiêm trọng nhất".
Các quốc gia được xác định đứng đầu trong cuộc chiến chống lại tình trạng nô lệ thời hiện đại bao gồm Australia, Áo, Georgia, Ireland, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ.
Nô lệ thời hiện đại còn là một vấn đề chính trị ở Anh, với một dự luật về nó đang được chuyển qua quốc hội và Thủ tướng Anh David Cameron đã nhấn mạnh vấn đề này trong bài phát biểu trước hội nghị đảng Bảo thủ vào năm nay.
"Vẫn còn có sự bất công khi nói đến lao động, và nó thậm chí còn gây sốc hơn nữa. Các băng nhóm tội phạm buôn bán người trên khắp thế giới và bắt họ lao động trong các tình trạng kinh khủng", ông Cameron nói. "Tôi đã nhìn thấy những ngôi nhà trên con đường bậc thang được xây dựng cho các gia đình 4 người nhưng lại nhồi nhét đến 15 người như động vật. Đối với những tên tội phạm nghĩ rằng mình sẽ thoát được tội này, thì tôi sẽ nói 'không, không phải ở đất nước này, không phải ở đảng này'... Với dự luật về tình trạng nô lệ hiện đại, chúng tôi đang theo dõi và sẽ chấm dứt nó hoàn toàn".
Nguồn: The Guardian