Thanh minh 2025: Đi tảo mộ giờ nào tốt nhất? Nhớ hai khoảng thời gian "vàng" để cả năm phát tài thuận lợi
Thanh minh năm nay đi cúng bái tổ tiên ngoài mộ giờ nào tốt lành nhất?
Người xưa thường nhắc đến giờ cúng tổ tiên như một điều tối quan trọng, và những quy tắc này không phải tự dưng mà có. Trong xã hội nông nghiệp cổ đại, triết lý "thiên nhân hợp nhất" chi phối mọi hoạt động. Lễ cúng Thanh minh trước mùa cày cấy là một nghi thức lớn, và việc chọn giờ cúng ẩn chứa sự hòa hợp với quy luật tự nhiên. Giờ Thìn (7-9 giờ sáng), khi mặt trời mọc lên phía Đông, dương khí dồi dào, sương sớm vừa khô, không chỉ tránh được độ ẩm buổi sáng mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho vận khí gia tộc vượng phát như mặt trời mọc. Đến giờ Mùi (13-15 giờ chiều), dương khí dần dịu lại, âm dương hòa hợp, là thời điểm lý tưởng để kết thúc nghi lễ.
Người hiện đại thường nói "tâm thành thì linh", nhưng sự thông thái trong việc chọn giờ vẫn đáng để suy ngẫm. Giờ Thìn cúng bái đúng lúc nhiệt độ tăng, đồ cúng ít bị ẩm mốc; giờ Mùi ánh nắng nghiêng bóng, giấy tiền vàng mã cháy hết, sạch sẽ. Những điều tưởng chừng huyền bí này thực ra là kinh nghiệm sống thực tiễn được tổ tiên đúc kết.

1. Khoảng thời gian "vàng" thứ nhất: Giờ Thìn (7-9 giờ sáng)
Dân gian truyền rằng "giờ Thìn cúng tổ, tài khí vào nhà", câu nói này ẩn chứa bí mật của mùa xuân. Lúc mặt trời vừa nhô khỏi đường chân trời, sinh khí giữa đất trời tràn đầy nhất. Theo khí tượng học, khoảng thời gian này nhiệt độ dễ chịu, sương ở nghĩa trang đã bay hơi, đất mềm nhưng không lầy lội, rất thích hợp để dọn dẹp phần mộ. Người già gọi đây là lúc "rồng ngẩng đầu", trùng với điểm Xuân phân khi mặt trời đạt kinh độ 15 độ, thực sự là "khung giờ vàng" của tự nhiên.
Người trẻ thường ngại dậy sớm, nhưng giờ Thìn lại dạy ta cách quản lý thời gian khéo léo. Với dân thành thị, cuối tuần đi tảo mộ dễ gặp ùn tắc, nếu xuất phát từ 7-9 giờ sáng, vừa tránh được đám đông, vừa tận dụng đầu óc tỉnh táo buổi sớm để hoàn tất việc gia đình. Chọn giờ Thìn cúng bái là chiếm "thiên thời", cả năm như được thuận buồm xuôi gió.
2. Khoảng thời gian "vàng" thứ hai: Giờ Mùi (13-15 giờ chiều)
Giờ Mùi cúng tổ ẩn chứa trí tuệ dưỡng sinh của người xưa. Theo "Hoàng Đế Nội Kinh", "giữa ngày dương khí thịnh", lúc này khí huyết con người dồi dào, việc cúng bái tận dụng được năng lượng đất trời để gửi gắm nỗi nhớ thương. Về mặt thực tế, ánh nắng buổi chiều rọi sáng mọi ngóc ngách nghĩa trang, dễ kiểm tra bia đá có nứt vỡ hay đồ cúng đã bày biện chu đáo chưa.
Giờ Mùi còn mang ý nghĩa sâu xa hơn. Sau khi cúng xong, cả nhà quây quần chia sẻ "phúc dư" từ đồ cúng, là dịp gắn kết tình thân.

3. Cách áp dụng hai khung giờ "vàng" trong cuộc sống hiện đại
Với những người bận rộn, thời gian đi tảo mộ đúng thực sự quý như vàng. Hãy chia nhỏ lịch trình: Giờ Thìn hoàn tất nghi lễ chính, giờ Mùi tổ chức họp mặt gia đình. Ví dụ, 7 giờ sáng cả nhà đến nghĩa trang quét dọn, dâng hoa hoặc lễ ngọt, bánh kẹo; trưa về chuẩn bị mâm cúng Thanh minh dâng tại bàn thờ gia tiên.
Đồ cúng cũng cần tinh tế. Giờ Thìn nên dùng món thanh đạm như bánh ngọt hoặc mặn nhẹ nhàng như bánh ngải, bánh đậu, hoa quả, bánh kẹo hợp với dưỡng sinh mùa xuân; đến trưa sau khi dâng mâm cúng có thể hạ lễ cả nhà thụ lộc.
4. Tránh những khung giờ "cấm kỵ"
Một số giờ tưởng tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn điều kiêng kỵ. Giờ Mão (5-7 giờ sáng) sương chưa tan, đường trơn trượt dễ xảy ra sự cố; giờ Dậu (17-19 giờ tối) trời tối âm khí nặng, người già trẻ nhỏ dễ nhiễm lạnh. Ở nhiều nơi, phong tục "qua trưa không cúng" xuất phát từ lý do an toàn.
Hoặc có nhiều tin đồn trên mạng như "giờ Tý cúng tổ đổi vận" là vô căn cứ. Cúng khuya vừa trái tự nhiên, vừa nguy hiểm. Truyền thống chân chính luôn thuận thiên thời, không chạy theo lập dị.
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)