Tháng Giêng là tháng ăn chơi, chị em nhà mình có biết nước ta có rất nhiều lễ hội thú vị hay không?

NV,
Chia sẻ

Các lễ hội trong tháng Giêng diễn ra tại khắp mọi nơi trên cả nước, cùng tìm hiểu nhé các chị em ơi!

Quả không sai khi nói "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" khi mà vào thời điểm này các lễ hội diễn ra ở rất nhiều nơi. 

Cùng khám phá xem trong tháng Giêng có những lễ hội gì nhé!

Ngày 4 tháng Giêng đến hết tháng Giêng - Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh

Lễ hội núi Bà Đen là một trong những lễ hội lớn ở khu vực miền Nam và được diễn ra trong thời gian từ mùng 4 đến hết tháng Giêng. Theo truyền thuyết, một người con gái tên Đênh (sau này gọi chệch thành Đen) vốn là con một viên quan trấn thủ người Miên và rất sùng Phật đạo. Do từ chối ép duyên với con quan vùng Trảng Bàng mà nàng Đênh bỏ trốn nhà lên núi xuất gia cầu đạo và qua đời ở đó. Về sau này, triều đình nhà Nguyễn đã đúc tượng đồng đen và sắc phong bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, nếu không đi lễ hội thì hơi bị tiếc đó các chị em ạ - Ảnh 1.

Người hành hương đến núi Bà Đen thường cầu xin sức khỏe và may mắn trong làm ăn. Mọi người thường xin những gói giấy đỏ, bên trong đựng một nhúm gạo hoặc tiền lẻ như nhận lộc của Bà và hy vọng một năm phát tài, phát lộc. 

Ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm Lịch - Lễ hội chùa Hương, Hà Nội

Lễ hội chùa Hương diễn ra tại địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong 3 tháng và bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch. Theo tâm thức của người Việt xưa, Hương Sơn được coi là cõi Phật và chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. 

Lễ hội chùa Hương có phần lễ là lễ Phật, phần hội là sự có mặt của du khách hành hương về đất Phật. Theo quan niệm dân gian, chùa Hương cầu tự là nổi tiếng linh ứng nhất. Các cặp vợ chồng hiếm muộn con cái thường đến đây để cầu xin trời phật ban cho một mụn con. 

Ngày 6 tháng Giêng - Lễ hội đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội

Vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm lễ hội đền Gióng sẽ được khai hội. Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, chị em nhà mình có biết nước ta có rất nhiều lễ hội thú vị hay không? - Ảnh 3.

Lễ hội đền Gióng được diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thường, nơi thờ Thánh Gióng. Sau khi rước hoa tre và trầu cau lên đền Thượng, hai lễ vật sẽ được rước xuống đền Hạ và đền Mẫu. Năm nay, ban tổ chức lễ hội chuẩn bị đủ lộc hoa tre để phát đến tận tay người dân và du khách tham gia lễ hội có nhu cầu. 

Ngày 9 tháng Giêng đến 13 tháng 3 âm lịch - Lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ

"Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba", câu ca ấy bao đời nay vẫn in sâu trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương khai mạc từ ngày 9 đến 13 tháng 3 âm lịch, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. 

Lễ hội Đền Hùng gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: Lễ Giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng... Phần hội sẽ có các hoạt động như: lễ hội văn hóa dân gian đường phố; liên hoan văn nghệ...

Ngày 10 tháng Giêng - Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh

Chùa Trình - Yên Tử là nơi danh lam cổ tự, nơi trấn giữ cửa ngõ của danh sơn Yên Tử, kinh đô đạo phật Đại Việt. Trải qua nhiều năm, chùa vẫn là nơi lưu giữ tinh thần của đạo Phật Trúc Lâm - Thiền phái.

Lễ hội Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, Quảng Ninh được khai mạc vào ngày 10 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tại đây diễn ra những nghi lễ truyền thống như dân hương, cầu quốc thái dân an cũng như các tiết mục nghệ thuật truyền thống... Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi vướng bận cuộc sống, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật.

Ngày 11 đến 16 tháng Giêng - Lễ hội đền Trần, Nam Định

Đền Trần là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần và hàng năm tại đây sẽ diễn ra Lễ khai ấn đầu xuân. Lễ hội đền Trần năm nay được diễn ra từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng với nhiều hoạt động như Lễ rước kiệu Ngọc Lộ (ngày 11 tháng Giêng), Lễ rước Nước, tế Cá (ngày 12 tháng Giêng).

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, chị em nhà mình có biết nước ta có rất nhiều lễ hội thú vị hay không? - Ảnh 6.

Lễ Khai ấn sẽ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, diễn ra vào 23 giờ 15 phút đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng, trong đó có nghi thức rước kiệu Ấn từ Đền Cố Trạch thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo sang Đền Thiên Trường. Từ 5 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương tại 3 nhà Giải Vũ, nhà trưng bày, Đền Trùng Hoa.

Đây là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Nhiều người tới hành lễ tại đền Trần thường xin hoặc mua những tờ ấn với mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngày 13 tháng Giêng - Lễ hội Lim, Bắc Ninh 

Lễ hội Lim là một hoạt động lớn của thành phố Bắc Ninh được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng. Lễ hội là môt sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân ca quan họ nổi tiếng.

Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và rất đẹp mắt. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ...

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, chị em nhà mình có biết nước ta có rất nhiều lễ hội thú vị hay không? - Ảnh 7.

Đặc sắc nhất là phần hát hội. Hội thi hát được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ xúng xính trong những tà áo tứ thân.

Ngày 14 tháng Giêng - Lễ hội Bà chúa Kho, Bắc Ninh

Sở dĩ đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho, Bắc Ninh. Khi bà mất, nhà vua phong cho Bà là Phúc Thần. Ngôi đền hiện tại nằm trên mảnh đất của kho lương thực ngày xưa và do người dân lập nên.

Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay Bà Chúa Kho là một phong tục đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Ngày khai hội lễ Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng và tại lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng).

Người dân quan niệm, đến Bà chúa Kho sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi. Tùy theo mức độ "vay vốn" nhiều hay ít mà người đi sẽ sắp lễ to hay nhỏ.

VÌ SỨC KHỎE GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG, HÃY ĐEO KHẨU TRANG!

Trong bối cảnh đại dịch corona diễn biến phức tạp, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ gia đình và cộng đồng từ hành động vô cùng đơn giản: Đeo khẩu trang.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với người khác hay thường xuyên rửa tay với xà phòng - đeo khẩu trang là việc làm bé nhỏ nhưng mang tính chất phòng ngừa cơ bản nhất, ngăn chặn nguy cơ lây truyền virus corona qua nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp.

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, chị em nhà mình có biết nước ta có rất nhiều lễ hội thú vị hay không? - Ảnh 10.

 

Chia sẻ