Thăm Bếp ăn yêu thương mỗi ngày cung cấp gần 1.000 suất cơm 0 đồng cho tuyến đầu chống dịch

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Gần 2 năm nay, Chương trình Bếp Yêu Thương, Cơm Yêu Thương vẫn đều đặn cung cấp những suất ăn đầy đủ dinh dưỡng, tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch.

Đây là chương trình được thực hiện bởi một nhóm các tình nguyện viên dành tình cảm yêu thương đến với các nhân viên y tế, những người tuyến đầu đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.

Gần 1000 suất ăn "0 đồng" từ Bếp Yêu Thương, Cơm Yêu thương cho tuyến đầu chống dịch

Chúng tôi đến thăm Bếp ăn Yêu thương vào một buổi sáng khi những đầu bếp, nhân viên phục vụ đang tất tưởi chuẩn bị lương thực, thực phẩm để nấu gần 1 ngàn suất cơm.

Mỗi người một công việc như một guồng máy quen thuộc, người đứng đầu quan sát, phân công việc cho từng người cụ thể. Cứ như thế chỉ sau vài giờ đồng hồ những suất cơm thơm ngon được chia đều và đóng gói để chuyển đến các nhân viên y tế đang tham gia chống dịch.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Đặng Như Quỳnh người khởi xướng cho hay, "Chương trình Bếp Yêu Thương, Cơm Yêu Thương" đã được triển khai từ khi dịch bệnh bùng phát. Đến nay đã được gần 2 năm cùng với sự chung tay của các mạnh thường quân.

"Từ hồi đầu, bếp vẫn lo suất ăn dinh dưỡng cho lực lượng tuyến đầu. Mở đầu là cung cấp suất ăn cho CDC Hà Nội, sau thêm Bệnh Viện K lúc giãn cách, lực lượng cấp cứu 115, Viện Y Hà Nội chỗ tiêm chủng, Bệnh viện Bạch Mai cho các y bác sỹ, nay thêm Bệnh viện K cơ sở Phan Chu Trinh", anh Quỳnh vui vẻ và cho biết thêm, chương trình vẫn tiếp tục kéo dài và đồng hành cùng các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch.

Những suất ăn đang được chuẩn bị đóng gói chuyển đến tuyến đầu

Những suất ăn đang được chuẩn bị đóng gói chuyển đến tuyến đầu

Chị Vũ Thị Hiển, chủ một nhà hàng cho hay, chị đã biết đến Chương trình bếp ăn yêu thương từ 2 năm nay, tuy nhiên bắt đầu đợt giãn cách xã hội vừa qua nhà hàng mới có cơ duyên hợp tác.

Theo chị Hiển, hiện nay mỗi bữa nhà hàng chế biến, đóng gói từ 600-700 suất, có ngày cao điểm lên đến gần 1000 suất cơm. Do phải chấp hành công tác phòng chống dịch nên nhà hàng chỉ sử dụng 6 nhân sự.

"Trong thời gian đóng cửa vì dịch, tôi rất vui mừng và sẵn sàng được hớp tác cùng với chương trình. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà hàng sử dụng nhân sự có sẵn để phục vụ và chế biến các suất ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng, thực đơn theo từng bữa", chị Hiển nói.

Sau khi thực phẩm được chế biến hoàn thiện, một số tình nguyện viên tiếp tục hỗ trợ nhà hàng phân chia các suất ăn, đóng gói cẩn thận. Toàn bộ các suất ăn này sẽ được chuyển đến các địa chỉ đã được lên danh sách thống kê trước đó.

Một số hình ảnh PV ghi nhận tại Bếp ăn yêu thương.

Chị Hiển cùng đội ngũ nhân viên nhà hàng phải dậy từ 5 giờ sáng

Chị Hiển đang thống kê số liệu cho các đơn vị

Thăm bếp ăn Yêu thương mỗi ngày cung cấp gần nghìn suất cơm "0" đồng cho tuyến đầu chống dịch - Ảnh 4.

Những khay cơm thơm ngon được nấu bằng bếp khổng lồ

Những người làm việc phải  dậy từ 5 giờ sáng

Những người làm việc phải dậy từ 5 giờ sáng

Rau, củ, quả được các mạnh thường quân gửi tặng

Rau, củ, quả được các mạnh thường quân gửi tặng

Mỗi ngày 2 bữa với thực đơn thay đổi

Mỗi ngày 2 bữa với thực đơn thay đổi

Các suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng

Các suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng

Khâu đoạn đóng gói được sự hỗ trợ của các tình nguyện viên

Khâu đoạn đóng gói được sự hỗ trợ của các tình nguyện viên

Cơm Yêu thương gửi tuyến đầu chống dịch

Cơm Yêu thương gửi tuyến đầu chống dịch

Mỗi suất cơm kèm theo đồ tráng miệng

Mỗi suất cơm kèm theo đồ tráng miệng

Thăm bếp ăn Yêu thương mỗi ngày cung cấp gần nghìn suất cơm "0" đồng cho tuyến đầu chống dịch - Ảnh 12.

Chia sẻ