Thắc mắc xung quanh chứng bệnh ung thư vú

,
Chia sẻ

Những người nào có nguy cơ cao mắc chứng ung thư vú? Ung thư vú chỉ xảy ra ở những phụ nữ tuổi đã cao?... Các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Những người nào có nguy cơ cao mắc chứng ung thư vú?
 
Những người có nguy cơ mắc ung thư vú cao là những người sinh ra trong gia đình đã từng có người bị mắc ung thư vú.  Hoặc cũng có thể là những người trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau rồi chuyển sang ung thư vú (đã bị ung thư vú một bên, mắc ung thư nội mạc tử cung, tiểu đường sau mãn kinh).
 
Ăn nhiều chất béo, uống rượu và hút thuốc thường xuyên, chứng béo phì (đặc biệt sau thời kỳ mãn kinh) cũng là “thủ phạm” gây nên chứng ung thư vú. 
 
Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu phòng ngừa nguy cơ mắc chứng ung thư vú ở độ tuổi từ 30 trở đi (điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn), hoặc nếu bạn là người ít có nguy cơ mắc ung thư vú thì nên bắt đầu phòng ngừa kể từ 40 tuổi trở đi.  
 
Thuốc tránh thai có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú?  
 
Không có bất cứ  mối quan hệ nào giữa thuốc và căn bệnh ung thư vú. Trong khi việc dư thừa hàm lượng hoormon estrogen có thể chính là nguyên nhân gây nên chứng bệnh ung thư vú. Tuy nhiên các loại thuốc tránh thai ngày nay đã trở nên có ít hàm lượng hoormon hơn so với trước đây.  
 
Chế độ ăn và tập luyện ảnh hưởng như thế nào đến chứng bệnh ung thư vú?  
 
Chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với thói quen tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Trái lại, nếu bạn thường xuyên có thói quen thu nạp đồ uống có cồn, các chất béo gây hại với hàm lượng lớn thì nguy cơ mắc ung thư vú của bạn sẽ rất cao.  
 
Có nên thử máu để phát hiện là gien ung thư vú?  
 
Trừ phi gia đình bạn đã từng có người mắc ung thư vú thì bạn mới nên tiến hành xét nghiệm này, còn nếu không thì không cần thiết. Xét nghiệm này giúp bạn (những người dễ mắc ung thư vú do di truyền) phát hiện ra xem mình có mang loại gien gây ung thư vú là BRCA1 và BRCA2 hay không. Điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ biết chính xác hơn về nguy cơ mắc ung thư vú mà mình có thể mắc phải.  

Có phải ung thư vú chỉ xảy ra ở những phụ nữ tuổi đã cao?

Thường thì ung thư vú chủ yếu “viếng thăm” những người có đồ tuổi trung niên trở lên, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi.

Vì thế bạn không nên chủ quan dựa vào độ tuổi để chủ quan với nguy cơ mắc ung thư vú của mình.

Chỉ có ung thư vú từ phía mẹ mới có thể gây ung thư cho bạn?

Điều này không hoàn toàn đúng. Vì ung thư ở phía cha cũng có thể đưa tới ung thư cho con cháu, vì khi sinh ra, ta mang ½ gen từ mẹ và ½ gen từ cha.

Tuy nhiên rủi ro từ phía người cha bị ung thư ít hơn là từ phía mẹ.

Mammogram là gì, công dụng ra sao?

Mammogram là chụp X quang vú (XQV) để tìm ra những thay đổi trong cấu trúc của nhũ hoa mà khám tay không thấy được.

Chụp quang tuyến vú giúp ích khá nhiều vì có thể phát hiện sớm khoảng 80-90% ung thư với u nhỏ dưới 0,5 phân.

Khi nào thì phụ nữ phải chụp XQ?

Hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên phụ nữ trên 40 tuổi, không có triệu chứng như không cục nhũ hoa, không tiết dịch núm vú, vẫn khoẻ mạnh... đều cần chụp nhũ ảnh X quang mỗi năm một lần.

Nghiên cứu cho hay chụp XQV giảm tử vong ung thư vú từ 20-30% so với không chụp. Chụp quang tuyến vú không gây ung thư vì lượng phóng xạ dùng rất ít, hầu như không có nguy cơ độc hại.

Các triệu chứng của bệnh?

Ung thư vú có thể có một số dấu hiệu như: thay đổi cấu trúc vú với u cục cứng không đau, sưng, da dày lên, núm vú lẹm vào, nhăn nhúm, có vẩy, lở loét, đau hoặc chảy nước.

Chụp quang tuyến vú sẽ thấy hình dạng của vú không đều, có nhiều bóng mờ. Bác sĩ khám ngực thì thấy có u cục, hạch nổi lên ở nách, cổ vì ung thư lan ra.

Chụp X quang tuyến vú có thể thay bằng siêu âm?

Các bác sỹ khuyên những phụ nữ dưới 40 tuổi nên siêu âm, vì hình chụp X quang những phụ nữ ở tuổi này rất khó thấy được sự thay đổi. Siêu âm cần phải làm thêm, nếu phim chụp X quang không nhìn thấy rõ hạch  hoặc u nang.

Các hạch nhỏ ở ngực thường khó có thể sờ thấy được?

Trong giai đoạn này, hạch nhỏ đến mức thậm chí các bác sỹ kinh nghiệm cũng không thể cảm nhận thấy bằng tay. Do vậy phải chụp X quang mới có thể phát hiện ra bệnh. Phụ nữ nên chụp X quang 1 lần trong giai đoạn từ 35- 40 tuổi, và 2 năm một lần trong giai đoạn 40-50 tuổi, còn sau 50 tuổi thì mỗi năm phải kiểm tra 1 lần.

 Mặc “nội y” 24/24 sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú?  

Đúng vậy. Một nghiên cứu gần đây, với đối tượng là khoảng 4.700 phụ nữ thường xuyên mặc áo nịt ngực. Kết quả cho thấy ở họ rất dễ có nguy cơ mắc ung thư vú cao, hơn nhiều so với những người không thường xuyên mặc áo nịt ngực.

Nguyên nhân có thể là do, áo ngực đã làm cản trở việc “đào thải” các độc tố trong vú dẫn tới nguy cơ ung thư cao.

Thêm vào đó, các cuộc khảo cứu cũng cho thấy, chiếm tỉ lệ ung thư cao nhất, thường xảy ra với những người luôn luôn mặc áo nịt ngực suốt cả ngày. Trái lại, tỉ lệ ung thư thấp nhất là ở những phụ nữ không bao giờ hoặc hiếm khi mặc áo nịt ngực.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên mặc áo nịt ngực khi cần thiết (không quá 12h/ngày) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thải loại các độc tố trong vú, giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Những triệu chứng của bệnh ung thư vú là gì?

Ở giai đoạn đầu, ung thư vú hầu như không có triệu chứng và không có dấu hiệu báo động cho người bệnh. Về sau có thể có các triệu chứng sau:

- Có nước hoặc dịch chảy ra từ núm vú hoặc núm vú bị loét.

- Có bướu hoặc khối u ở vú hoặc vùng nách, thường không đau.

- Những thay đổi có thể nhìn thấy được: vóc dáng vú thay đổi, có cảm giác đau núm vú hoặc núm vú lõm vào bên trong, da vú nhăn và sần.

KHỔNG THU HÀ
(Tổng hợp theo RS)
Chia sẻ