Tết này, nhà tớ gói bánh chưng

,
Chia sẻ

Mẹ bảo, tranh thủ nhà có mấy cân gạo nếp, thế là tự gói lấy vài chiếc bánh chưng cúng ông bà, tổ tiên. Bánh chưng xanh, hoa đào thắm, quất vàng, Tết đến rồi!

Gói bánh chưng cũng cầu kỳ lắm. Nhưng cũng là niềm vui của cả nhà, rộn ràng theo nồi bánh chưng. 28 Tết, cả nhà trải chiếu, gói bánh trưng. Mấy đứa trẻ loi choi được phân công lau lá dong cho thật khô. Mẹ đãi đỗ, làm nhân. Thịt thái to bản bằng bàn tay, ướp gia vị, hạt tiêu thơm. Gạo nếp đem từ quê ra trắng ngần. Thế là cả nhà gói bánh. Vừa gói, vừa trò chuyện rôm rả, vừa nhanh nhanh tay buộc lạt mềm. Bánh chưng năm nay sẽ ngon hơn hẳn mọi năm mua bên ngoài hàng.
 
 
Lâu lắm, người Hà Nội không còn gói bánh nữa. Bận rộn với công việc đến tận 29 Tết, có nhà vội vàng mua đôi bánh về cúng là xong. Bánh chưng giờ có quanh năm, nên cũng không phải đợi đến Tết mới được ăn bánh nữa. Thế nên bánh chưng trở thành mặt hàng được mua nhiều mỗi khi xuân về. Mỗi nhà 2 cặp bánh, thế là xong ngày Tết. 
 
Năm nay nhà tớ tự gói bánh chưng. Trên bàn thờ, có cả những chiếc bánh xinh xinh của các cháu tự gói. Nồi bánh sôi lục bục. Chiều 29 Tết, bánh được vớt ra. Ngày 30 Tết, bánh chưng xanh đã có trên bàn thờ cúng gia tiên, cho một năm nhiều may mắn và thành công như ý.

Thịt thái to bản bằng bàn tay, được tẩm ướp vừa.
 
Gạo nếp đã được rửa sạch, nhặt sạn sạch sẽ.
 
Đỗ xanh tãi bỏ hết vỏ.
 
Gạo - đỗ, những nguyên liệu của đất
 
Gạo - rồi đến đỗ
 
Rồi đến thịt làm nhân ở giữa.
 
Rồi thêm một lượt đỗ, rồi lại gạo bọc ngoài.
 
Để gói chiếc bánh chưng vuông vức góc cạnh, không dễ chút nào đâu nhé!
 
Bánh chưng được xếp vào nồi.
 
Đun trên bếp. Trên nắp nồi để một chậu nước, nước trong nồi bánh chưng cạn lại thêm nước vào.
Trông nồi bánh chưng là một trong những điều thú vị của Tết cổ truyền.
 
Bánh chưng đã được vớt ra.
 
Bánh chưng ăn kèm với dưa góp.
 
Và bánh chưng, món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết.
 
Lam Linh
Chia sẻ