Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: "Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm"

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Tính từ ngày được Làng Thiếu niên Thủ Đức trả về, đến nay bé Đỗ Pháp Chí (tức bé Cà Rốt) mới có mùa xuân đầu tiên với người mẹ nuôi.

Chia sẻ với phóng viên, chị Đỗ Thị Hạnh (43 tuổi, quê Thanh Hóa, người trực tiếp phát hiện và nuôi dưỡng bé Cà Rốt) cho biết, hai mẹ con hiện đã trở về quê đón Tết với bà con họ hàng. 

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 1.

Bé Cà Rốt nay đã gần 2 tuổi.

Đây cũng là thời điểm mà chị về quê mổ mắt và bồi bổ sức khỏe để đủ sức lo cho bé Cà Rốt trong năm mới. Cà Rốt đã gần hơn 1 tuổi nhưng chỉ bé như "hạt đậu". 

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 2.

Cậu bé những ngày đầu trở về trong vòng tay mẹ nuôi.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 3.

Và khi thành một "thanh niên" hiếu động.

Nhớ lại thời điểm này năm ngoái, chị Hạnh vẫn đang buồn rầu khi bé phải giao cho Làng Thiếu niên Thủ Đức (TP.HCM) nuôi dưỡng, vì người phụ nữ chưa chứng minh đủ điều kiện nhận con nuôi.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 4.

Những ngày đầu chị Hạnh cho bé đi giữ nhà trẻ.

Ba tháng trời, chị chạy đôn chạy đáo từ làm thủ tục chứng minh điều kiện kinh tế, nhà cửa, quan hệ gia đình. 

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 5.

Nhưng sau đó chị dành nhiều thời gian hơn tự mình chăm sóc con.

Từ chỗ không có nhiều hi vọng, cơ quan chức năng đã chấp nhận cho chị nhận con khi thấy được tình cảm mà bà mẹ đã trải qua một lần dang dở dành cho đứa nhỏ.

Chị Hạnh nhớ như in khoảnh khắc đầu tiên khi nhận Cà Rốt về. Ôm cậu bé trên tay, chị muốn trào nước mắt vì không kìm được xúc động.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 6.

Cà Rốt lúc mới tập đi.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 7.

Cậu bé liên tục khám phá thế giới xung quanh.

Ngày đầu về lại nơi đã chăm sóc mình lúc mới bị bỏ rơi, cậu bé vì lạ chỗ nên liên tục nhìn xung quanh. Mãi đến chiều Cà Rốt mới bắt đầu mỉm cười. Chuẩn bị cho việc nuôi con, chị Hạnh đã chạy đi xin từng bịch sữa trữ đông của các bà mẹ xung quanh.

Rồi dần dần cu cậu cũng quen hơi mẹ nuôi. Em lớn dần trong tình thương của người đàn bà tốt bụng. Lo bé không được chăm sóc kỹ lưỡng nên từ chỗ gửi nhà trẻ, chị Hạnh thường xuyên giảm thời gian đi giúp việc để ở nhà lo cho con trai.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 8.

Em cũng rất thích chơi nhà banh.

Kinh phí nuôi Cà Rốt, chị Hạnh cũng được cô con gái ruột hiện vừa học vừa làm ở nước ngoài phụ một tay.

"Bữa nay bé biết nói lâu rồi, chạy nghịch lắm em à. Nhiều người thấy mình vất vả quá có nhã ý xin bé về nuôi, nhưng mình thương lắm làm sao cho được" - người mẹ nuôi tâm sự.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 9.

Đi họp lớp cùng mẹ.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 10.

Về quê Thanh Hóa.

Càng lớn, Cà Rốt càng lộ vầng tráng cao, cặp mắt sáng quắc và rất thông minh. Dường như thương mẹ, cậu bé cũng rất ngoan ngoãn và ít khóc. 

Gần đây, bé được chị Hạnh cho đi học tại một trường mầm non ở phường An Phú (Quận 2) để hòa nhập cùng các bạn nhưng bệnh hoài khiến mẹ nuôi lo lắng lắm.

Dù không có hơi ấm cha mẹ ruột, cuộc sống của cậu nhóc chưa bao giờ thiếu thốn và vắng đi tiếng cười. Bởi chị Hạnh thương và lo cho bé hơn cả con ruột.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 11.

Say sưa tập hát cùng các anh chị.

Về quê, Cà Rốt được các cô chú, người thân chị Hạnh rất thương. Cậu bé cũng rất thích thú khi được tập hát cùng những cô, chú nhóc trong nhà.

"Hơn 1 tuổi rồi mà con nhỏ lắm, vì đã sụt cân nhiều từ lúc ở trung tâm nuôi trẻ về rồi. Em nhỏ xíu thôi mà hay hát lắm" - chị Hạnh vui vẻ nói.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 12.

Bà ngoại thương Cà Rốt, đi đâu cũng ẵm bồng.

Mẹ của chị Hạnh rất yêu quý bé, đi đâu bà cũng ẵm bồng. Đây cũng mới là mùa xuân đầu tiên chị Hạnh và con nuôi ở bên nhau.

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 13.

Dù khó khăn nhưng chị Hạnh quyết không để bé thiếu thốn gì.

Trước đó vào một ngày cuối năm 2017, khi đi làm công quả tại chùa Diệu Giác (đường Trần Não, quận 2, TP.HCM) vào sáng sớm, chị Hạnh nghe tiếng động lạ như mèo kêu.

Đến gần, chị giật mình phát hiện môt đứa bé đỏ hỏn, rốn còn máu và ướt nhẹp, được đặt trong giỏ du lịch. 

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 14.

Cà Rốt thời điểm chị Hạnh mới nhặt được ở chùa không lâu.

Tấm áo sơ sinh bé mặc có in chữ bệnh viện Từ Dũ, bên cạnh chỉ có một cái khăn và một bình sữa uống dở.

Động lòng trắc ẩn, người phụ nữ giải cứu đứa bé, báo công an phường rồi mang về nhà nuôi dưỡng, đặt tên là Đỗ Pháp Chí (Cà Rốt).

Tết của bé Cà Rốt bị bỏ trước cổng chùa với người mẹ nuôi tốt bụng: Ai cũng bảo đem cho, nhưng thương lắm - Ảnh 15.

Có cậu bé, cuộc sống của người mẹ đơn thân thêm ý nghĩa.

Tuy nhiên một thời gian sau vì chưa làm đủ thủ tục, chị buộc phải bàn giao bé lại cho trung tâm bảo trợ xã hội. Nhờ sự kiên trì và tình thương đứa trẻ vô bờ bến, Cà Rốt và chị Hạnh đoàn tụ sau gần 3 tháng xa cách.


Chia sẻ