Té ngửa với các trào lưu làm đẹp hồi xưa của chị em phụ nữ
Trước khi nhận thức đúng đắn về chuyện làm đẹp, phụ nữ của thế kỷ trước đã có nhiều cách "tân trang" bản thân có phần quái dị.
Theo Forbes, nền công nghiệp làm đẹp trên toàn thế giới vào năm 2019 trị giá khoảng 532 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ đồ làm đẹp lớn nhất, chiếm 1/5 thị phần - đứng thứ 2 là Trung Quốc, thứ 3 là Nhật Bản.
Để tìm hiểu thêm về lịch sử của ngành công nghiệp làm đẹp, B.P đã liên hệ với Tiến sĩ Jane Nicholas từ Đại học St. Jerome (Waterloo). Theo Nicholas, ngành công nghiệp làm đẹp đã toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ so với thế kỷ 20, nó trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt để định hình phong cách, giới tính cho người dùng.
Dưới đây là những trào lưu làm đẹp kỳ cục và lạ lẫm nhưng cực kỳ phổ biến trong thế kỷ 20.
Vào những năm 1920s, phụ nữ Anh và Mỹ thường xuyên tô mực vào chân để vờ như họ có mặc quần tất
Vào năm 1936, ở Cliftonville (Anh) tổ chức cuộc thi sắc đẹp "Không Mặt" để mọi thí sinh được đánh giá công bằng về hình thể
"Là tóc" theo nghĩa đen vào năm 1964
Các quý cô kéo nhau đi nhuộm da chân để tăng sự quyến rũ ở Croydon, London, năm 1941
Mặt nạ đá lạnh để làm... se khít lỗ chân lông vào năm 1931
Dùng tiền xu để dùng máy xịt nhuộm da vào năm 1949
Máy sấy tóc chuyên dụng của những năm 1940s
Máy vệ sinh, làm nở ngực của người Pháp vào những năm 1930s
Trước khi kem chống nắng được phát minh vào đầu những năm 1940s, chị em phụ nữ thường xuyên trùm kín mít như vậy mỗi khi đi bơi
Máy sấy tóc của những năm 1920s to hơn chúng ta tưởng tượng nhiều
Ảnh chụp X-quang cho thấy sự biến dạng của xương khớp khi phụ nữ mặc corset quá chật (bên trái) vào năm 1908
Bàn chải kèm gương soi giúp quý cô tự cọ lưng vào năm 1940
Theo B.P