Tận dụng túi nilon thừa để trồng khoai tây sạch ở nhà phố

Judy,
Chia sẻ

Nếu bạn nghĩ rằng nhà phố không trồng được khoai tây thì chắc hẳn bạn đã nhầm. Với cách làm này, gia đình bạn vẫn có khoai tây sạch để ăn, và hơn thế lại tận dụng được túi nilon thừa nhà nào cũng có.

Hẳn là bạn không lạ gì khi biết khoai tây là một trong những loại rau củ có nhiều thuốc nhất trên thị trường. Hãy giúp cả gia đình bạn tránh ra những thứ thực phẩm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bằng cách tự tay gieo trồng rau củ tại nhà. Trồng khoai tây tại nhà bằng túi nilon là một trong những cách đó.

Trồng khoai tây trong túi nilon vừa sạch vừa tiện.

Bước 1: Chuẩn bị khoai tây giống
 
khoai tây 3
Để tự tay trồng ra những củ khoai tây tròn to và đảm bảo chất lượng, bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị: khoai tây làm giống, đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng; túi trồng cây (có thể là túi nilon to, bao tải, túi vải bố). Để những củ khoai giống nảy mầm, bạn nên đặt chúng ở những nơi thoáng mát. Ở điều kiện như vậy, chỉ sau vài ngày, khi mầm ra dài khoảng 2 – 3 cm đã có thể mang đi trồng.

Bước 2: Xử lý những túi nilon

trồng khoai tây2
Cuộn hai bên của túi xuống và đổ đất hữu cơ đầy với độ sâu khoảng 10 cm từ đáy túi.

khoai tây 4
Những chiếc túi đã được bạn chuẩn bị sẵn để trồng khoai cần được chọc vài lỗ ở đáy để thoát nước, tránh tình trạng nước bị ứ đọng. Bạn nên cuộn 2 bên túi xuống vì việc này giúp túi không dễ bị đổ. Cuối cùng là đổ đất đã chuẩn bị vào túi sao cho cách miệng túi khoảng 10cm.
 
Bước 3: Tiếp đất cho cây

khoai tây 4
Khi cây khoai của bạn có chiều cao khoảng 6-8cm là lúc bạn đổ thêm đất và rơm lên trên mặt túi. Thêm đất và phân cùng rơm xung quanh các cây trong túi cho tới khi đầy túi. Bạn cần căn cứ vào kích thước của túi trồng cây để đặt số lượng củ phù hợp. Ví dụ như bạn trồng khoai trong bao tải thì số lượng 4 – 5 củ là hợp lý. Khi trồng, chú ý để mầm khoai hướng lên trên rồi nhẹ nhàng dùng tay vun đất che khuất một nửa củ khoai và tránh làm gãy mầm.

khoai tây 6

Khi cây khoai tây lớn và phát triển củ, bạn cần thường xuyên tưới nước cho các túi khoai của mình. Nên nhớ không được tưới sũng nước hoặc để chúng bị khô để đảm bảo củ khoai có đầy đủ nước để phát triểnKhi cây khoai đã phát triển cao khoảng 8cm thì bạn đổ thêm đất vào túi để che khuất hết phần củ khoai giống lúc đem trồng. 

Bước 4: Thu hoạch

Khoai tây là loại cây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, nên bạn cần đặt những chiếc túi trồng khoai này có nhiều ánh nắng. Hàng ngày, bạn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây nhưng không cần quá nhiều. Sau khoảng 3 tuần, những cây khoai sẽ lớn vùn vụt.

Việc tưới nước vẫn cần duy trì thường xuyên để cây khoai phát triển tốt. Và sau những chuỗi ngày đó, khi trông thấy cây ra hoa cũng là lúc bạn có thể thu hoạch những củ khoai dày công chăm sóc bấy lâu. Một lưu ý là để đảm bảo chất lượng khoai ngon và dẻo ở thời điểm này bạn ngừng tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 tuần. Thời gian tốt nhất để thu hoạch khoai là những ngày mát trời, không nắng gắt. Khi thu hoạch nên dỡ bằng tay hoặc bằng xẻng rồi đổ toàn bộ đất trong túi ra, gom các củ khoai giống lại.
 
khoai tây 7
Thời gian tốt nhất để thu hoạch khoai là vào ngày mát trời không có ánh nắng gay gắt.

khoai tây 6
Khi thu hoạch nên rỡ các cây bằng tay hoặc xẻng rồi đổ toàn bộ đất trong túi ra, gom các củ khoai giống lại.

Chú ý: Chỉ ăn phần màu vàng của củ khoai tây, các phần khác như vỏ xanh, mầm và thân cây đều độc. 
Chia sẻ