Nhắc đến chuyện đẻ dày, nhiều mẹ đã từng trải qua phải thốt lên rằng "Ôi cái sự nghiệp đẻ dày, cả thanh xuân chỉ chôn vùi trong bỉm sữa!". Chỉ một lời than thở ấy cũng đủ hiểu cảnh chăm sóc con khi đẻ dày vất vả, khổ sở đến nhường nào.
Ba năm 2 đứa, những tưởng sinh liền tù tì để nuôi luôn một thể, ấy thế nhưng khi chính mình đối mặt với cảnh các con cùng quấy khóc đòi mẹ, bà mẹ này mới thấy ngậm ngùi, thương thân thì ít mà thương con thì nhiều.
Qua những chia sẻ của mình, Quỳnh Anh hy vọng nó sẽ có ích cho những mẹ đang có kế hoạch đẻ dày.
Đến giờ, những cảm xúc khi nhìn thấy que thử thai hai vạch, lúc nằm trên bàn đẻ hay khi về phòng hậu phẫu mà không thấy con đâu vẫn vẹn nguyên trong tâm trí bà mẹ xứ Quảng.
Vì có em sớm nên những nhu cầu cơ bản nhất của một đứa trẻ như được khám phá mọi thứ xung quanh, được mẹ đưa đi chơi, được mẹ bế trở nên xa xỉ. Đó là điều khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xót xa, cảm thấy mình đã sai khi quyết định đẻ dày.
Cảnh tượng trái ngược thế này có lẽ không còn là điều xa lạ đối với những gia đình đẻ dày.
Đến khi biết tin có thai lần 3, bà mẹ trẻ chỉ còn biết nằm khóc vì thương 2 con còn quá nhỏ, lại lo lắng vì sinh mổ mà đẻ dày quá.
Những gia đình đẻ dày hẳn chẳng còn xa lạ gì cảnh 2 anh em hay 2 chị em gần tuổi nhau chí chóe, chành chọe không ngừng.
Chỉ cần mẹ sơ sẩy ra ngoài một chút, quay lại đã lãnh đủ hậu quả xót xa khi để chị trông em.
Thay vì được mẹ ôm ấp, dỗ dành, con lại phải học cách tự chơi, "đi ra ngoài để mẹ cho em ngủ".