Tâm sự của cô gái 9X: "Năm nay tôi 24 tuổi, và đã bắt đầu để dành tiền dưỡng lão. Trẻ mà phung phí tiền bạc, về già sẽ khốn khổ"
24 tuổi, nhưng tôi đã nghĩ rằng: Sống một tuổi già có tôn nghiêm, không bằng trải qua cuộc đời dưỡng lão giản đơn mà hạnh phúc.
Thế hệ của chúng ta đã tiếp xúc với rất nhiều điều, gặp qua nhiều cách sống khác nhau, không còn sẵn sàng tùy thời tùy lúc đi theo xu hướng và tin tưởng hôn nhân gia đình là một phần thiết yếu của cuộc sống nữa.
Bạn có bao giờ nghĩ đến sau này khi bạn già, bạn sẽ trải qua phần đời còn lại như thế nào chưa?
Mấy ngày trước, tôi đã xem qua một cuộc khảo sát trên báo Thanh niên của Trung quốc. Có 89,3% thanh niên quan tâm đến vấn đề dưỡng lão, trong đó, thế hệ 8X thường lo lắng về vấn đề dưỡng lão của cha mẹ, còn thế hệ 9X lại lo lắng về vấn đề dưỡng lão của chính mình.
Bạn không nhìn nhầm đâu, thế hệ 9X không chỉ quan tâm đến vấn đề sức khỏe mà còn bắt đầu chú ý đến vấn đề dưỡng lão nữa. Nghiêm túc mà nói, là một người thuộc thế hệ 9X, tôi có hơi bối rối khi nghĩ đến điều đó. Khi về già tôi có thể làm được gì đây?
Bốn chữ "cuộc sống người già" hiện tại đối với tôi dường như còn cách xa cả ngàn vạn năm ánh sáng, nhưng nghĩ lại, nó cũng là một vấn đề đáng suy ngẫm.
Cuộc sống dưỡng lão lý tưởng mà tôi nghĩ tới chính là có một cơ thể khỏe mạnh, không cần làm phiền con cháu, chỉ cần có thể cùng bạn đời sống chung với nhau, dù là trong viện dưỡng lão cũng được. Mỗi sáng thức dậy đều phơi mình dưới ánh mặt trời, cùng nhau ăn sáng, tưới hoa, tập dưỡng sinh, vẽ tranh, trò chuyện hoặc trao đổi về những sở thích khác cũng được.
Có một ban công lớn trong viện dưỡng lão, để ánh nắng ấm áp và mùi thơm của hoa cỏ lan tỏa khắp nơi. Nghĩ như vậy, tôi lại cảm thấy, có vẻ như già đi cũng là một chuyện không khó chấp nhận lắm.
Nhưng những điều tốt đẹp trong trí tưởng tượng đụng vào thực tế lại bị đè nặng bởi sự đòi hỏi của vật chất. Một viện dưỡng lão lý tưởng như vậy, giá cả nhất định không rẻ rồi, đối với đa số mọi người, có lẽ không phải là mục tiêu tốt nhất.
Sống một tuổi già có tôn nghiêm, không bằng trải qua cuộc đời dưỡng lão giản đơn mà hạnh phúc.
Tôi đã từng thấy qua một viện dưỡng lão, cảm giác có hơi khác những gì tôi tưởng tượng, nhưng nó cũng không tệ. Trong đó có phòng chiếu phim, phòng tập thể dục cho người già, phòng ăn và phòng trưng bày các tác phẩm vẽ tay của các ông bà trong viện dưỡng lão trên tường.
Bố cục của căn phòng tạo "cảm giác nhà", có thảm, có đèn ngủ, có giường, có nút báo khẩn cấp. Nếu người già gặp phải điều gì đó, họ có thể nhấn nút đó để liên hệ với người bên ngoài.
Sống trong viện dưỡng lão, tiền chăm sóc y tế, tiền ăn ba bữa, sinh hoạt cộng với các khoản thu cho hoạt động bổ sung, mỗi năm cần đóng gần 100 triệu, nhưng lại có rất nhiều gia đình hộ nghèo tiền lương hàng năm không đủ tiền để đóng mức phí thế này. Vậy làm thế nào để nhận được tiền dưỡng lão cao đây?
Đối với người trẻ tuổi mà nói, nếu thật sự phải dưỡng lão, đây quả thật là vấn đề lớn.
Tại sao người trẻ tuổi thế hệ 9X lại bắt đầu lo lắng về vấn đề dưỡng lão?
Trên thực tế, nó rất đơn giản. Một là vì nghi ngờ về hôn nhân, hai là vì nghi ngờ về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta đều muốn nắm tương lai bất định trong tay, thay vì đặt kì vọng vào người khác.
Một trong những người bạn đồng nghiệp của tôi, Diệp Lan, cũng chưa kết hôn. Lý do của cô ấy là sống một mình cũng rất tốt. Cô ấy thấy bạn bè bên cạnh mình sau khi kết hôn đã thay đổi rất nhanh, người thì béo lên, người thì gầy đi, người thì tiều tụy, có người còn bận tối mặt tối mũi, nào chăm chồng, lo con, đi làm, rồi lại vội về nhà nấu cơm nước, giặt giũ, dọn nhà,...
Diệp Lan thích tự do, nên dù gia đình thúc giục nhiều lần, cô ấy vẫn không vội việc lấy chồng, sinh con. Và cô ấy thực sự không đồng ý với việc lấy chồng sinh con chỉ để sau này có người nuôi mình dưỡng già.
Cô ấy thấy như vậy là bất công với con cái. Cuộc sống là một ván cờ, chúng ta đừng mong đợi quá nhiều từ người khác, cũng đừng đặt áp lực lên người khác quá nhiều. Cô ấy từng nói với tôi: "Năm nay tớ 24 tuổi, và đã bắt đầu để dành tiền dưỡng lão cho chính mình, vì tớ không muốn áp lực quá nhiều vào chuyện hôn nhân, dù sau này tớ có FA đến già, thì vẫn có tiền tự chăm lo cho mình được."
Thế hệ của chúng ta đã tiếp xúc với rất nhiều điều, gặp qua nhiều cách sống khác nhau, không còn sẵn sàng tùy thời tùy lúc đi theo xu hướng và tin tưởng hôn nhân gia đình là một phần thiết yếu của cuộc sống nữa.
Có người lựa chọn cuộc sống hôn nhân như bao người, có người lại lựa chọn cuộc sống độc thân, những người có tính cách khác nhau thường lựa chọn hướng đi không giống nhau.
"Nếu không kết hôn và sinh con, sau này bạn già rồi, ai sẽ chăm sóc bạn đây? Ai sẽ cùng bạn dưỡng lão?" Câu nói này hầu như không còn xa lạ với thế hệ 9X. Chính tôi cũng đã từng bị hỏi qua nhiều lần.
Nhưng đối với một số người, hôn nhân chắc chắn không phải là lựa chọn tốt nhất. Họ cho rằng sống một mình đã đủ mệt mỏi, lẽ nào sống hai người sẽ trở nên tốt đẹp hơn sao? Không nhất định. Ngược lại, có một số người sẽ bị mất tự do, có nhiều sự ràng buộc hơn với cuộc sống gia đình, con cái, vợ chồng.
Càng lớn bạn càng phát hiện, có rất nhiều người đã lý giải sai về ý nghĩa thực sự của gia đình.
Cha mẹ mong con cái lớn lên thành đạt và sau đó lo cho mình lúc về già, để đền đáp lại mọi khổ cực mà họ bỏ ra trong nhiều năm như vậy.
Mà đứa trẻ lại phải gánh chịu quá nhiều thứ, sống không được tự chủ làm việc gì, chỉ căn cứ theo kế hoạch của cha mẹ.
Đáng sợ nhất là cha mẹ lại không nhận ra sự ràng buộc quá lớn mà họ dành cho con mình. Họ không chấp nhận con mình thích sống độc thân, họ khuyên con kết hôn, sinh con như chính họ.
Nhưng thực tế, có nhiều người không kết hôn vẫn sống rất hạnh phúc.
Bạn mới chính là người cuối cùng sẽ quyết định cuộc đời còn lại của bạn. Dù độc thân hay kết hôn, nên tuân theo trái tim của mình, đừng nóng vội cũng đừng chọn bừa.
Mỗi người chúng ta đều cố gắng trở nên ưu tú là vì có thể được sống cuộc đời mình thích, chứ không phải bị cuộc đời đưa đẩy.