Tâm lý học: Hơn 70% cặp vợ chồng ly hôn vì không cãi nhau, hoá ra tranh cãi cũng là 1 kiểu giao tiếp

Ứng Hà Chi,
Chia sẻ

Thực ra, cuộc sống khó khăn không phải vì cãi vã mà vì không thể cãi nhau.

Không phải những cuộc tranh cãi làm hỏng mối quan hệ mà là những cuộc tranh cãi không hiệu quả. Hơn 70% các cặp vợ chồng ly hôn làm điều đó vì họ không hiểu rằng cãi vã cũng là một hình thức giao tiếp và họ dùng đến bạo lực lạnh lùng hoặc đối đầu trực diện. Nguyên nhân của tỷ lệ ly hôn lớn như vậy vượt xa sự không chung thủy trong hôn nhân và không khoan dung với bạo lực gia đình.

Hãy cùng theo dõi một số mẩu chuyện được bộc  dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của cãi nhau đúng cách. 

Tiểu Mạn, 32 tuổi đã ly hôn được 1 năm

Tôi và chồng cũ là bạn học, chúng tôi quen nhau 12 năm, cưới nhau được 5 năm và ly hôn được 2 năm. Chúng tôi gần như không bao giờ cãi nhau khi ở bên nhau. Những người khác nói rằng họ ghen tị với chúng tôi nhưng tôi là người duy nhất nhận ra sự khác biệt.

Chồng tôi rất bận rộn, làm việc 18 giờ/ngày, thời gian còn lại là ăn và ngủ. Tôi và các con như không khí tồn tại trước mặt anh. Vào thời điểm bận rộn nhất, anh chỉ về nhà nửa tháng một lần.

Tâm lý học: Hơn 70% cặp vợ chồng ly hôn vì không cãi nhau, hoá ra tranh cãi cũng là 1 kiểu giao tiếp- Ảnh 1.

Có lần con sốt cao vào ban đêm và tôi gọi anh về nhà. Nhưng anh ấy nói: "Anh đang đi uống với bạn, em tự giải quyết đi". Nhiều khi tôi cần anh, anh không bao giờ hỗ trợ mà khất lần. Tôi có thể hiểu được khó khăn, vất vả trong công việc của anh nhưng tôi không thể hiểu được sự thờ ơ và tàn nhẫn của chồng mình. 

Sau khi tích lũy vô số nỗi tuyệt vọng và đau đớn, cuối cùng tôi trở nên mệt mỏi, căng thẳng. Ngay cả khi tôi đề nghị ly hôn, to tiếng, anh cũng im lặng. Cuối cùng, chúng tôi ly hôn.

Thực ra, cãi vã trong hôn nhân chỉ là tạo cơ hội cho nhau yêu lại mà thôi. Tôi là người thiếu kiên nhẫn và thích nói đủ thứ chuyện nhưng chồng lại thường lạnh lùng im lặng. Dù tôi có ồn ào thế nào thì anh vẫn im lặng. Nhiều khi tôi ước gì, có thể cãi lớn, trút hết những bất bình, bất mãn để đối phương thấy được nhu cầu, mong muốn.

Nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi thất bại hoàn toàn do giao tiếp không hiệu quả và chưa bao giờ cãi vã. Sự né tránh đã khiến mối quan hệ đi đến bế tắc.

Ngọc Ngọc, 30 tuổi, kết hôn được 3 năm

Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi còn rất nhỏ, điều này khiến tôi cảm thấy bất an trong mối quan hệ với chồng. Tính cách của tôi có phần dè dặt, thiếu quyết đoán và thiếu tự tin. Vì sự vui vẻ, nhiệt tình của anh mà đôi lúc tôi cảm thấy tự ti và lo lắng.

Khi đó, tôi đã áp dụng một cách làm rất trẻ con, đó là liên tục chỉ trích anh ấy và cãi vã với anh ấy. Sử dụng phương pháp cực đoan này để chứng minh mối quan hệ của chúng tôi, kiểm tra điểm mấu chốt của tình yêu anh ấy dành cho tôi, đến mức cả 2 kiệt sức và gần như không thể tiếp tục.

Chẳng hạn như khi anh chuẩn bị tiệc sinh nhật nhưng không vừa ý tôi, tôi liền nổi giận đùng đùng: "Anh không hiểu gì về em hết". Hay tôi xem các bức ảnh cũ rồi mỉa mai chồng: "Anh giống bố anh thế?". 

Tâm lý học: Hơn 70% cặp vợ chồng ly hôn vì không cãi nhau, hoá ra tranh cãi cũng là 1 kiểu giao tiếp- Ảnh 2.

Tôi biết mình thật vô lý nhưng tôi chỉ muốn chắc chắn rằng, chồng yêu tôi vô điều kiện và hiểu tôi. Tôi không thích anh cố gắng lý luận với tôi chút nào. Điều tôi cần là anh ấy lắng nghe và hiểu tôi. May mắn thay, bất kể anh đang làm gì, chỉ nhận thấy tôi đang nổi nóng, anh sẽ dừng việc đang làm, nhìn vào mắt tôi và cẩn thận lắng nghe tôi nói.

Điều quan trọng nhất là mỗi lần chúng tôi cãi nhau, anh đều động viên tôi nói ra. Anh nhìn thấy những tâm trạng, sự bất an của tôi và xoa dịu đứa trẻ trong tôi. Sau mỗi lần cãi vã, anh đều ôm tôi thật chặt và nhẹ nhàng nói với tôi: "Em đừng sợ, có anh ở đây".

Dần dần, tôi thay đổi tính xấu của mình. Dù cãi vã gay gắt đến đâu, chúng tôi cũng tuyệt nhiên không nhắc đến chữ "chia tay". Trên thực tế, những cuộc cãi vã hiệu quả là liều thuốc tốt trong các mối quan hệ và là bí quyết để duy trì hạnh phúc lâu dài. 

Cãi vã như thế nào là hiệu quả? 

Tình yêu đích thực được "tranh luận" thông qua những cuộc cãi vã hiệu quả: Nó không mang tính hủy diệt mà là sự tương tác chặt chẽ giữa những người yêu nhau. Cãi vã có nghĩa là sự khác biệt về quan điểm giữa những người yêu nhau, cần được giải quyết thông qua giao tiếp và thương lượng chứ không chỉ là đấu tranh hơn thua bề ngoài.

Những cuộc tranh luận hiệu quả có thể khiến mối quan hệ của bạn trở nên gần gũi hơn. Nó có 3 đặc điểm sau:

1. Phá vỡ sự hài hòa bề ngoài, bày tỏ cảm xúc thật của mình trong cuộc cãi vã, lắng nghe ý kiến của đối phương và tăng cường giao tiếp hơn nữa.

2. Nhận ra những khuyết điểm trong tính cách của bạn và trút bỏ gánh nặng trong lòng. Tranh luận có thể gợi lại một số ký ức đau buồn trong quá khứ của bạn và nó cũng có thể cho phép bạn thoát ra khỏi giới hạn đó. Bạn sẽ có được sự hiểu biết đầy đủ hơn về nhu cầu và mong muốn và của những người thân yêu của bạn.

3. Chuyển đổi mối quan hệ: Mọi người đều mong muốn có khả năng yêu và được yêu. Sự né tránh sẽ chỉ khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn đau khổ hơn. Những cuộc cãi vã hiệu quả có thể thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ. Thông qua việc giao tiếp nhiều lần và học hỏi không ngừng, bạn có thể phát triển sự hiểu biết về bản thân.

Tâm lý học: Hơn 70% cặp vợ chồng ly hôn vì không cãi nhau, hoá ra tranh cãi cũng là 1 kiểu giao tiếp- Ảnh 3.

Mọi cuộc cãi vã đều xuất phát từ những nhu cầu vô hình giữa những người yêu nhau. Khi lớp vỏ hoàn hảo bị lột bỏ, thứ chúng ta để lại cho nhau là sự chân thành và dễ bị tổn thương.

Bà Judith - Nhà Giáo dục tâm lý học chia sẻ: "Tình yêu là một mớ hỗn độn và phức tạp. Nó đòi hỏi bạn phải trải qua mọi cảm xúc, không chỉ hạnh phúc mà cả sự sợ hãi, thất vọng, giận dữ, buồn bã". Với quá nhiều cảm xúc, cãi vã là điều không thể tránh khỏi. 

Theo Toutiao

Chia sẻ