Tấm gương phản chiếu đặc biệt mang tên "trẻ em"

Quang Vũ,
Chia sẻ

Trẻ nhỏ bắt chước các hành vi xã hội thông qua việc quan sát bằng mắt, lắng nghe bằng tai từ những người, những sự việc mà trẻ thấy. Vì vậy, vai trò của người lớn cực kỳ quan trọng, là tấm gương để trẻ bắt chước, soi chiếu và hình thành tính cách.

Albert Bandura - nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã chứng minh rằng, sự bắt chước không chỉ ảnh hưởng đến hành vi của con người mà còn ảnh hưởng đến tư duy và cảm xúc của họ, đặc biệt là với trẻ em ở giai đoạn dưới 6 tuổi. Vì vậy, vai trò của người lớn cực kỳ quan trọng, là tấm gương để trẻ bắt chước, soi chiếu và hình thành tính cách. Người Việt xưa cũng đúc kết bằng câu ca dao "Lá vàng là bởi đất khô - Nhìn cây sửa đất - Nhìn con sửa mình".

"Nếp nhà" - Môi trường nhào nặn nên tính cách con trẻ

Qua nghiên cứu về trẻ nhỏ, tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dục Maria Montessori cũng khẳng định rằng: "Bắt chước là bản năng đầu tiên của một trí tuệ nảy mầm".

Theo tâm lý học, trẻ nhỏ bắt chước các hành vi xã hội thông qua việc quan sát bằng mắt, lắng nghe bằng tai từ những người, những sự việc mà trẻ thấy. Đây là một quá trình phát triển tâm lý tự nhiên mà chúng ta sẽ thấy ở tất cả các trẻ nhỏ, diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn vàng 0-6 tuổi. Những thói quen tưởng chừng như vô hại của người lớn thực sự có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Việc bắt chước của trẻ diễn ra ở cả hành vi tích cực và hành vi tiêu cực. Trẻ bắt chước các hành vi của ba mẹ thể hiện rằng não bộ của con đang phát triển tốt. Đó cũng chính là nhu cầu khám phá của trẻ nhỏ. Để có thể bắt chước những hành động của ba mẹ, con cần quan sát, phân tích chúng, ghi nhớ thông tin và cuối cùng là thực hiện theo. Vì vậy, thực chất bắt chước cũng là một quá trình học hỏi của trẻ. Việc con bắt chước nhanh và chính xác hành động của ba mẹ chứng tỏ rằng con có thể quan sát và tư duy tốt.

Ở Việt Nam, không khó để bắt gặp những lời nói dối mà ba mẹ cho là vô hại như việc đưa con đến bệnh viện khám hoặc tiêm phòng nhưng lại nói rằng đưa con đi công viên. Có thể các bậc Phụ huynh nghĩ rằng, những lời nói dối ấy là tốt cho con mà không nghĩ rằng con có lẽ đã đã bị tổn thương. Đến độ tuổi trưởng thành, con có thể tư duy logic và hiểu rằng tại sao ba mẹ lại làm như vậy, nhưng nếu con còn nhỏ, con sẽ luôn nhớ tới việc mình bị lừa dối khi ba mẹ nói muốn đưa con đi công viên. Hoặc thực trạng "thích xem, lười đọc" đang ngày càng trở nên phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ba mẹ không thể yêu cầu trẻ yêu thích đọc sách còn mình thì thoải mái với các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad... Văn hóa đọc hình thành nơi trẻ bắt đầu từ cha mẹ. Một đứa trẻ hàng ngày nhìn thấy mẹ cha say sưa đọc sách, lớn lên cùng sách có thể sớm phát triển nhân cách ngay từ giai đoạn đầu cuộc đời.

Tấm gương phản chiếu đặc biệt mang tên trẻ em - Ảnh 1.

Bắt chước giúp trẻ phát triển não bộ và hành vi

 Ở chiều ngược lại, sẽ có lúc trẻ bắt chước các hành vi tiêu cực như cáu gắt, nổi nóng với những người xung quanh, vứt đồ đạc bừa bãi... vì vô tình nhìn thấy người lớn cư xử như vậy. Đây là hành động bắt chước này nhằm gây sự chú ý của người lớn. Lúc nãy, hãy bình tĩnh hướng dẫn và điều chỉnh con kịp thời.

Tạo nếp sống tốt trong chính gia đình của mình với những quy tắc cơ bản chính là tạo cho trẻ môi trường phát triển lành mạnh. Vì vậy, trước khi mong cầu con cái trở thành một người tốt trong tương lai, hãy làm mẫu ở hiện tại.

Trường học - Ngôi nhà thứ 2 để con phát triển toàn điện

Để con phát triển trí tuệ cảm xúc và hoàn thiện nhân cách, ba mẹ nên tìm kiếm môi trường giáo dục mà tại đó, con được tôn trọng và hướng về những điều tích cực. Thực tế, ba mẹ có thể quan sát được tình yêu thương với trẻ nhỏ của một môi trường giáo dục thông qua sự tôn trọng mà trường học dành cho con. Ví dụ, khi ở trường, các con có thể tự do lựa chọn hoạt động học tập yêu thích, thể hiện quan điểm, cảm nhận của mình về các vấn đề... Bằng lời nói và hành động nhẹ nhàng, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ con biết cách làm, biết cách thức hoạt động của lớp học, không can thiệp, làm ngắt quãng khi con tập trung làm việc.

Tấm gương phản chiếu đặc biệt mang tên trẻ em - Ảnh 2.

Trẻ cần được tôn trọng từ những điều nhỏ nhất trong môi trường học tập của mình

"Trăm nghe không bằng một thấy." Những lời lẽ giáo điều chưa chắc trẻ tiếp thu, nhưng những lời nói, hành vi của cha mẹ, thầy cô, những người gần gũi với chúng nhất, sẽ rất dễ làm cho con ghi nhớ, bắt chước và làm theo. Giáo viên và nhà trường đồng thời là cầu nối giữa ba mẹ và con cái giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc bước vào thế giới của con, làm bạn với con, đồng thời tác động lớn đến sự nhất quán giữa phương pháp giáo dục tại trường và tại gia đình

Bên cạnh đó, để phát triển thể chất, trí tuệ và kỹ năng, trẻ cần có không gian riêng và được khuyến khích làm những việc mà mình yêu thích. Môi trường học tập lý tưởng cho trẻ là nơi con được tham gia các hoạt động học tập, trải nghiệm để phát triển đầy đủ về thể chất, kỹ năng xã hội, tình cảm, thẩm mỹ và nhận thức thông qua các bài học và hoạt động, tạo cho trẻ ý thức độc lập, tự kỷ luật, khả năng tập trung và sự nhạy bén với môi trường xung quanh; phát triển sự tự tin, khả năng tư duy, sáng tạo & khơi dậy được sự ham thích học tập vốn có của trẻ.

Tấm gương phản chiếu đặc biệt mang tên trẻ em - Ảnh 3.

Một môi trường giáo dục tốt giúp trẻ rèn luyện tính tự lập

Thực tế chứng minh rằng, hiệu quả giáo dục không đơn thuần thu gọn trong phạm vi kết quả học tập của con mà là cả quá trình con thay đổi thói quen, tác phong theo ngày tháng. Đó chính là cốt lõi hình thành nên một đứa trẻ trí tuệ đa tài. Qua thời gian, mỗi đứa trẻ đều sẽ tích lũy kiến thức và phát triển các kỹ năng của bản thân theo cách riêng, nhưng hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên nhiều lần nếu có phương pháp giáo dục đúng cách và phù hợp. Và đó cũng chính là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Tấm gương phản chiếu đặc biệt mang tên trẻ em - Ảnh 4.

Tháng 8 này, Sakura Montessori sẽ chính thức quay trở lại với Chiến dịch "SEEN BY KIDS - DONE BY KIDS" - Một trong những chiến dịch cộng đồng lấy trẻ làm trung tâm, khởi nguồn cho những câu chuyện giáo dục trẻ nhỏ của thế hệ ba mẹ Gen Y trong thời đại bùng nổ thông tin và kết nối.

Với ý tưởng xuyên suốt "mỗi đứa trẻ là một tấm gương phản chiếu…", chiến dịch "SEEN BY KIDS - DONE BY KIDS" chính là điểm chạm gần gũi và tự nhiên nhất - Nơi ba mẹ - con cái cùng nhìn nhận lại chính mình và đồng hành với Sakura Montessori tạo dựng nền tảng giáo dục tốt nhất, bền vững nhất cho trẻ nhỏ. Hãy theo dõi hành trình của chúng tôi trong thời gian tới nhé!


Chia sẻ