Tác hại của son môi với sức khỏe
Nếu một ngày khi hôn mà bạn vẫn... không cảm thấy gì thì đừng vội nghĩ rằng trái tim mình có vấn đề. Có thể nguyên nhân là bạn đã quá lạm dụng son môi.
Đôi môi là một trong những vị trí nhạy cảm nhất nhì trên cơ thể phụ nữ bởi tập trung rất nhiều đầu mút thần kinh xúc giác. Việc tô son môi quá tham, quá thường xuyên sẽ vô tình tạo ra lớp màn chắn tước mất cơ hội “thực hành” của các đầu mút thần kinh.
Lâu ngày, thiếu điều kiện “văn ôn, võ luyện”, những dây thần kinh này sẽ mất dần sự tinh nhạy, dẫn đến cùn mòn cảm giác. Đây có thể là một “thiệt thòi” lớn cho các bạn gái khi nụ hôn ngọt ngào hóa ra nhạt như nước ốc.
Son môi cũng có thể gây một số ảnh hưởng xấu khác cho sức khỏe. Loại mỹ phẩm này có các thành phần chính là chất dầu, sáp ong, phẩm màu và một số chất bảo quản khác. Trong đó, phẩm màu là “át chủ bài” tạo vẻ đẹp cho nụ cười, nhưng cũng là kẻ có tiềm năng gây rắc rối cho cơ thể bạn.
Thông thường, người ta dùng một loại axít đặc biệt (còn gọi là axít đỏ) để nhuộm màu nhưng đây lại là loại sắc tố không nên có mặt thường xuyên trong cơ thể (độc cho gan, thận).
Lanolin cũng là thành phần quan trọng thường có trong son môi. Nhiều nghiên cứu cho biết chúng có thể ngấm qua da và có tính năng như một máy hút bụi, tham lam vơ về mình đủ thứ bụi bặm, phân tử rắn (kim loại, silic…), nấm mốc và các vi sinh vật dày đặc trong không khí.
Tai hại ở chỗ, con đường từ môi vào miệng ngắn “tày gang” nên khi bạn nói, ăn, uống, hay… liếm môi thì những kẻ không mời mà đến kia chẳng ngại gì mà không tìm lối lọt vào khoang miệng. Nếu đó là những chất gây dị ứng hay vi khuẩn gây bệnh thì khoang miệng là kẻ chịu trận đầu tiên (bỏng rộp, ngứa ngáy, nứt nẻ, viêm tấy, bưng mủ…).
Chưa hết, khi những chất độc tiếp tục “quá giang” theo nước bọt chu du xa hơn thì đến lượt dạ dày, tuần hoàn, gan, thận… mang vạ.
Vài loại son môi có khả năng gia tăng hiện tượng nhạy cảm ánh sáng (bắt nắng), gây sạm da môi. Do vậy, các fan “môi trầm” Hàn Quốc có lẽ cũng nên nhớ lại một nguyên lý đơn giản là vật có màu càng sậm thì càng dễ bắt nắng, bắt nhiệt.
Đôi môi thiếu nữ sẽ buồn tẻ biết bao nếu không cho chúng thêm một ít sắc màu. Nhưng có lẽ hoàn toàn không nên xem đôi cánh hồng này như một bức phông vẽ vô tri, vô giác để tha hồ tô màu mà quên mất sự an nguy của chính da thịt mình.
Lâu ngày, thiếu điều kiện “văn ôn, võ luyện”, những dây thần kinh này sẽ mất dần sự tinh nhạy, dẫn đến cùn mòn cảm giác. Đây có thể là một “thiệt thòi” lớn cho các bạn gái khi nụ hôn ngọt ngào hóa ra nhạt như nước ốc.
Thông thường, người ta dùng một loại axít đặc biệt (còn gọi là axít đỏ) để nhuộm màu nhưng đây lại là loại sắc tố không nên có mặt thường xuyên trong cơ thể (độc cho gan, thận).
Tai hại ở chỗ, con đường từ môi vào miệng ngắn “tày gang” nên khi bạn nói, ăn, uống, hay… liếm môi thì những kẻ không mời mà đến kia chẳng ngại gì mà không tìm lối lọt vào khoang miệng. Nếu đó là những chất gây dị ứng hay vi khuẩn gây bệnh thì khoang miệng là kẻ chịu trận đầu tiên (bỏng rộp, ngứa ngáy, nứt nẻ, viêm tấy, bưng mủ…).
Chưa hết, khi những chất độc tiếp tục “quá giang” theo nước bọt chu du xa hơn thì đến lượt dạ dày, tuần hoàn, gan, thận… mang vạ.
Đôi môi thiếu nữ sẽ buồn tẻ biết bao nếu không cho chúng thêm một ít sắc màu. Nhưng có lẽ hoàn toàn không nên xem đôi cánh hồng này như một bức phông vẽ vô tri, vô giác để tha hồ tô màu mà quên mất sự an nguy của chính da thịt mình.