Tác hại của bún, miến được tẩy trắng
Theo khảo sát cho thấy vấn đề vệ sinh tại các cơ sở sản xuất miến dong, bún khô... tại Minh Khai, Hoài Đức HN rất đáng ngại, người dân dùng rất nhiều phụ gia để tẩy trắng bún, miến.
Qua khảo sát thực trạng ATVSTP tại các cơ sở sản xuất sản xuất miến dong, bún khô và bánh phở khô tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội kết luận: Vấn đề vệ sinh rất đáng lo ngại. Điều đáng lo hơn là người dân dùng rất nhiều phụ gia để tẩy trắng bún, miến.
Theo khảo sát này, 15% cơ sở (đều là hộ gia đình) có chuồng lợn sát nơi sản xuất, 100% sản phẩm được phơi vào phên tre bên lề đường bụi bặm và gần cống rãnh thoát nước thải. 100% cống thoát nước thải công cộng chưa có nắp đậy gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan. 100% người trực tiếp tham gia sản xuất chưa đội mũ che tóc, chưa đeo khẩu trang.
60% nguyên liệu bột nhập từ Trung Quốc có độ ẩm khoảng 40%, mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống rất mất vệ sinh. 50% các hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydrosulphat, axit HCL, thuốc tím, 50% số hộ dùng phèn chua để làm dai bột.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, các chất tẩy trắng cũng như phèn chua trên đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, tức là được phép sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo ATVSTP, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Đại học Bách khoa đã lấy mẫu tinh bột nguyên liệu, nước sản xuất bún, bánh phở khô và miến phân tích xác định mức độ ô nhiễm vi sinh và hoá học.
Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng khẳng định, đoàn thanh tra liên ngành ATVSTP thành phố đang có kế hoạch mua mẫu miến, mì gạo trên thị trường để tiến hành kiểm định chất lượng. Theo đó, sẽ kiểm tra miến, mì có chất tẩy trắng có hại hay không, sản phẩm có sử dụng phẩm màu công nghiệp không, và xét nghiệm các chỉ số khác về ATVSTP. Những mẫu kiểm tra trên thị trường không có nguồn gốc, ông Cường cho hay: “Đương nhiên bị tịch thu, xử lý theo địa bàn”.
Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cũng khuyến cáo, người dân nên mua các sản phẩm rõ nguồn gốc. Nếu sản phẩm nhập khẩu thì cần có tem phụ tiếng Việt ghi rõ đơn vị sản xuất, địa chỉ và thời hạn sử dụng, cách dùng...
Theo khảo sát này, 15% cơ sở (đều là hộ gia đình) có chuồng lợn sát nơi sản xuất, 100% sản phẩm được phơi vào phên tre bên lề đường bụi bặm và gần cống rãnh thoát nước thải. 100% cống thoát nước thải công cộng chưa có nắp đậy gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan. 100% người trực tiếp tham gia sản xuất chưa đội mũ che tóc, chưa đeo khẩu trang.
60% nguyên liệu bột nhập từ Trung Quốc có độ ẩm khoảng 40%, mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống rất mất vệ sinh. 50% các hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydrosulphat, axit HCL, thuốc tím, 50% số hộ dùng phèn chua để làm dai bột.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, các chất tẩy trắng cũng như phèn chua trên đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, tức là được phép sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo ATVSTP, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Đại học Bách khoa đã lấy mẫu tinh bột nguyên liệu, nước sản xuất bún, bánh phở khô và miến phân tích xác định mức độ ô nhiễm vi sinh và hoá học.
Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cũng khuyến cáo, người dân nên mua các sản phẩm rõ nguồn gốc. Nếu sản phẩm nhập khẩu thì cần có tem phụ tiếng Việt ghi rõ đơn vị sản xuất, địa chỉ và thời hạn sử dụng, cách dùng...