Tác giả "Làm mẹ không áp lực" khuyên phụ huynh lưu ý 3 điều quan trọng để dạy trẻ cách tư duy của người giàu, mẹo tiêu tiền được cha mẹ tâm đắc nhất
"Bạn biết không sự hạnh phúc và thành công của một người không nằm ở số tiền bao nhiêu họ được kế thừa, mà chính từ cách giáo dục và sự đầu tư của bố mẹ dành cho người đó khi trẻ".
Theo nghiên cứu của GS Heckman, người từng đạt giải Nobel Kinh Tế năm 2000 cho biết: trẻ được đầu tư tốt sẽ có cơ hội phát triển tăng 6 lần về thành công và hạnh phúc trong việc chọn đúng nghề nghiệp và ước mơ của mình. Và nếu bạn muốn con mình trở thành 1 người hiền đức và tài giỏi thì lúc này là lúc phù hợp nhất để bạn đầu tư.
"Tôi rất thích câu nói của Tỷ Phú Bành Diệu Niên, người đã chuyển toàn bộ 2 tỷ đô của mình cho quỹ từ thiện khi ông mất: "Nếu con cái tài giỏi hơn tôi, để lại tiền cho chúng là không cần thiết. Nếu chúng bất tài, tiền nhiều chỉ làm hư chúng".
Bạn biết không sự hạnh phúc và thành công của một người không nằm ở số tiền bao nhiêu họ được kế thừa, mà chính từ cách giáo dục và sự đầu tư của bố mẹ dành cho người đó khi trẻ", chuyên gia Anh Nguyễn, tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực" chia sẻ.
Anh gợi ý những phương pháp quan trọng để dạy trẻ cách tư duy của người giàu:
1. ƯU TIÊN ĐẦU TƯ LÀM GIÀU TRI THỨC
Những ai biết suy nghĩ rằng bản thân luôn thiếu về tri thức và biết đầu tư giáo dục tri thức cho bản thân, sẽ luôn là người giàu. Giáo dục trẻ về suy nghĩ này thật sự không khó nếu chúng ta dạy trẻ từ nhỏ. Sau đây là những điều bạn có thể giúp trẻ rèn luyện:
A. Nuôi dưỡng suy nghĩ
Trong khi trò chuyện hay trả lời câu hỏi của con cái, chúng ta cần cho trẻ biết nơi nào bạn tìm và có thông tin đó. Ví dụ, bạn có thể nói như vậy "mẹ đọc sách biết được con chim Kiwi là không có cánh nên không thể bay được". Điều này sẽ giúp trẻ không suy nghĩ lối mòn rằng: Thông tin từ miệng ai đó. Mặc dù nó cũng là 1 nguồn thông tin, nhưng nó mang nhiều ý kiến cá nhân của người nói. Nó chỉ để lấy ý kiến, không phải nguồn tham khảo.
Xây dựng thói quen thảo luận thông tin trong các buổi trò chuyện cùng gia đình sẽ cho trẻ trải nghiệm rằng: Mỗi người đều có quyền cho ý kiến về thông tin họ có, nhưng chỉ những thông tin nào rõ ràng và được tất cả mọi người đồng ý mới có giá trị.
Chuyên gia Anh Nguyễn
Xây dựng thói quen thảo luận thông tin trong các buổi trò chuyện cùng gia đình sẽ cho trẻ trải nghiệm rằng: Mỗi người đều có quyền cho ý kiến về thông tin họ có, nhưng chỉ những thông tin nào rõ ràng và được tất cả mọi người đồng ý mới có giá trị.
B. Dạy trẻ kỹ năng tự tìm kiếm thông tin từ sách và báo như thế nào
Một hoạt động rất hay tại câu lạc bộ cha mẹ Light-up ở Anh là cha mẹ thường cho trẻ 1 chủ đề trong tuần. Thông tin có thể tìm ở thư viện, nhà sách, internet. Cha mẹ thường thảo luận nó với trẻ trong giờ xem TV. Sau 1 thời gian, những đứa trẻ này rất am hiểu và có thể dẫn chứng rõ ràng các vấn đề. Các bạn cũng có thể áp dụng cách này với các bé.
2. BIẾT CÁCH TIÊU TIỀN
Với trẻ nhỏ, khi dạy trẻ nhỏ về tiêu tiền thì hãy dạy trẻ ngoài túi tiền để tiêu còn 2 túi khác là túi để dành và túi đầu tư. Trẻ nhỏ chỉ cần học về 3 túi này là đủ vì mục đích của bạn là muốn trẻ có cách suy nghĩ tư duy, không phải kiếm tiền. Khi có suy nghĩ tư duy thì ở bất cứ lĩnh vực nào, trẻ cũng kiếm tiền được. Hơn nữa, khi trẻ nhận ra phải chi tiêu trong 1 giới hạn thỏa thuận thì trẻ có tư duy về sự lựa chọn.
Tôi đồng ý với cha mẹ cho trẻ tiền tiêu vặt hàng tháng từ sớm, nhưng họ phải dạy trẻ cách tiêu và 3 túi. Nguồn tiền có thể là tiền cho đi học mỗi ngày, tiền lì xì Tết, tiền bạn cho tượng trưng mỗi tháng. Trẻ cần được nói định nghĩa về 3 túi này một cách rõ ràng về mục đích để trẻ nhận ra giá trị của nó:
Túi tiêu tiền: Con có thể mua đồ chơi, bánh kẹo khi đi học và những thứ con muốn có.
Túi để dành: Tôi thấy cách mà người Anh dạy con dùng túi này rất hay. Họ bảo rằng: Túi này con có thể dùng để mua đồ cho con khi con hết túi tiền tiêu, nhưng con cũng có thể chọn mua cho người khác khi họ cũng hết túi tiền tiêu. Con có quyền chọn.
Nhiều bé chọn cách dùng số tiền này để cho nhà thờ, cho 1 quỹ từ thiện, cho người vô gia cư, mua bánh cho bạn nhỏ, mua đồ ăn cho mèo hoang, làm bánh cho người già vào ngày lễ. Khi bạn cho trẻ tự chọn sử dụng nó thì bạn đừng can thiệp trẻ dùng nó làm gì. Bạn chỉ gợi ý cho trẻ những nguồn đề cập ở trên, còn quyết định dùng nó thế nào là ở trẻ. Bài học trẻ học về sự lựa chọn sẽ có giá trị rất lớn.
Túi đầu tư: Con dùng nó để mua sự hiểu biết: Sách, lớp học, khóa học. Hãy hỏi trẻ con muốn tìm hiểu gì thêm. Nếu con biết con cần hiểu thêm điều gì, đó là lúc con cần đầu tư. Dạy con đầu tư không hẳn phải dạy trẻ lấy tiền để học 1 bài học kinh doanh. Đơn giản, bạn dạy trẻ rằng: Giá trị con bỏ ra cho học thức bản thân là phần đầu tư sẽ sinh lãi trên bản thân con.
3. THẤT BẠI LÀ MỘT PHẦN CỦA TRÒ CHƠI
Nếu ai đó cảm thấy sợ thất bại thì người đó sẽ không bao giờ hoàn thành trò chơi và dĩ nhiên sẽ không bao giờ chiến thắng. Đó là điều hiển nhiên. Những ai hiểu rằng có chơi, có thất bại, có thắng sẽ là 1 người chơi tốt.
Tỷ phú Warren Buffett từng chia sẻ: Tôi cũng có những lúc bỏ tiền ngu ngốc: đầu tư 400 triệu đô vào Dexter Shoe, và nó cho tôi 1 con số 0 sau đó. Nhưng nó không cản tôi đầu tư 400 triệu đô cho Berkshire, nó đã cho tôi 3 con số 0 đứng sau số tiền đầu tư của tôi. Thất bại hay chiến thắng chỉ là 1 phần của trò chơi, tôi biết nếu tôi không chơi là tôi chắc chắn thua.
Chuyên gia Anh Nguyễn
Với loài vật, thất bại sẽ làm chúng tinh tường và khôn ngoan hơn. Với con người, thất bại lại làm họ đau khổ và lo lắng. Sự khác biệt là do cách chúng ta suy nghĩ.
Với loài vật, thất bại sẽ làm chúng tinh tường và khôn ngoan hơn. Với con người, thất bại lại làm họ đau khổ và lo lắng. Sự khác biệt là do cách chúng ta suy nghĩ. Con người thường suy nghĩ về người khác nhìn vào thất bại của mình, còn con vật chỉ có 1 suy nghĩ-đó là làm sao bản thân nó tốt hơn để gia tăng cơ hội bắt được con mồi, có cái ăn. Do đó, lúc nhỏ, trẻ không quan tâm đến thất bại, nhưng khi lớn chính người lớn chúng ta hay nói với trẻ những cảm xúc tiêu cực và trẻ học được cách để ý suy nghĩ của người khác, hơn là tập trung vào bản thân.
Đề giúp trẻ hoàn thiện tốt bản thân, bạn cần:
a. Đừng tỏ vẻ thất vọng hay chỉ trích trẻ về thất bại bởi vì thất bại là hiển nhiên xảy ra.
b. Trẻ cần được cho biết: Ai cũng thất bại. Dù đó là thần tượng của trẻ.
c. Thay vì dùng lời động viên hoa mỹ, bạn nên cho trẻ quy trình để thực hiện lại. Trẻ cần hành động.
d. Hãy kể cho trẻ những mẫu chuyện thất bại và biết đứng lên, thay vì chỉ kể những điều thành công tốt đẹp.