Có 3 kiểu sushi phổ biến, đơn giản và ai cũng có thể làm là: sushi nắm, gói và cuốn. Nếu sự lựa chọn không phải là đến nhà hàng cho... an toàn thì bạn hãy thử ra “tay” với hướng dẫn của một đầu bếp chính hiệu Nhật Bản kỳ này!
Nắm
Nguyên liệu:
Cơm Nhật, hải sản: cá hồi, tôm, cá ngừ...
Thực hiện:
Cắt lát cá mỏng khoảng 1-2 cm, cắt theo thớ của cá, tránh làm nát. Xẻ phần bụng tôm, không cắt quá sâu vì dễ làm tôm bị tách rời ra.
Lấy một ít cơm cho vào lòng bàn tay, nắm chặt lại. Sau đó, để hải sản lên, ấn nhẹ cho hải sản và cơm dính liền với nhau. Cơm Nhật rất dẻo nên sẽ dễ kết dính với hải sản. Ăn với mù-tạt và nước tương.
Gói
Nguyên liệu:
Tôm Nhật (có thể thay thế bằng tôm sú Việt Nam), cá ngừ, trứng cá hồi, dưa leo, xà-lách, lá tía tô, miếng rong biển, cơm.
|
|
Hình 1 |
Hình 2 |
Thực hiện:
Lấy một ít cơm, vừa đủ trải ra nửa miếng rong biển. Sau đó, để lá tía tô như hình 1, cho trứng cá hồi lên rồi cuốn lại theo hình phễu (hình 2)
Ăn với nước tương trộn mù-tạt
Cuốn
Nguyên liệu:
Rong biển, củ cải Nhật muối (có thể thay thế bằng rau củ hoặc hải sản), mè, cơm, gừng chua Nhật.
Thực hiện:
Trải rong biển lên miếng cuộn sushi, trải cơm đều lên hết miếng rong biển nhưng chừa lại hai mép miếng rong (hình 1). Sau đó, để củ cải muối ở giữa, rắc mè lên (hình 2). Cuộn lại, bắt đầu từ mép miếng rong cuốn dần vào trong (hình 3). Sau khi cuộn xong sẽ có một thanh sushi (hình 4). Dùng dao cắt thanh sushi ra thành từng khoanh nhỏ khoảng 3-5 cm.
Bí quyết từ đầu bếp giỏi
Cơm: Bạn phải mua đúng gạo Nhật thì cơm mới dẻo và để lâu không bị lại gạo. Để cơm tinh khiết hơn, nên nấu bằng nước suối.
Cơm làm sushi khá đặc biết, phải trộn với giấm. Loại giấm để nấu thứ cơm này không phải là giấm thông thường mà là loại có pha chút muối, đường, rượu ngọt Mirin - gọi là giấm hỗn hợp awasesu.
Loại giấm này chuyên dùng để chế biến sushi, nên còn được gọi là sushisu. Thường thì 1kg gạo nấu với khoảng 200 ml giấm, 50g đường. Cơm nấu xong (nấu không chín hoàn toàn như cơm bình thường), đổ ra một cái chậu gỗ gọi là tarai rồi trộn giấm vào. Vừa trộn vừa dùng quạt tay quạt cho hơi nóng thoát bớt ra để giữ hương vị của giấm, đồng thời cơm sẽ không bị nhão. Khi xới cơm, phải nhẹ nhàng để hạt cơm không bị nát.
Cá, hải sản: Phải mua lúc còn thật tươi, rửa sạch rồi dùng khăn giấy thấm hết nước để cho miếng cá thật khô ráo.
Thái cá: Làm sushi, công đoạn thái cá rất quan trong, làm sao để thái đúng thớ, mỏng mà không bị nát. Muốn vậy, bạn phải sử dụng một con dao thật dài và sắc. Bạn để miếng cá từ cuối chuôi dao, kéo một đường đi hết sóng dao. Chỉ cắt một nhát dao, không khứa nhiều nhát. |
Thực hiện: Đầu bếp Hideaki Nemoto, TPHCM
Đẹp