“Thủ phạm” gây mệt mỏi

,
Chia sẻ

Cũng giống như tình trạng sốt, mệt mỏi có thể là biểu hiện ban đầu của nhiều chứng bệnh.

Không ngủ đủ


Một trong những nguyên nhân bổ biến nhất gây ra tình trạng mệt mỏi là ngủ quá ít. Nếu quá 12h đêm bạn mới ngủ thì đích thị tình trạng mệt mỏi là do thiếu ngủ gây ra.

 

Khắc phục: Ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

 

Chứng ngưng thở khi ngủ

 

Một số người nghĩ rằng mình ngủ đủ nhưng căn bệnh “giấu mặt” ngưng thở nhiều lần trong đêm sẽ gây gián đoạn giấc ngủ, làm não bạc thức giấc trong giây lát dù bạn không hề ý thức được điều đó. Kết quả là bạn thiếu ngủ dù nằm đủ 8 tiếng trên giường.

 

Khắc phục: Giảm cân nếu thừa cân; bỏ thuốc lá và dùng thiết bị chuyên dụng để giữ đường thở thông thoáng suốt đêm.
 

Viêm đường tiết niệu

 

Nếu đã từng bị viêm đường tiết niệu, bạn sẽ có thể từng cảm thấy buốt nhói, như có lửa đốt. Nhưng không phải lúc nào viêm nhiễm này cũng có các biểu hiện rõ ràng như vậy. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là dấu hiệu duy nhất và chỉ có xét nghiệm nước tiểu mới xác định được chính xác “thủ phạm”.

 

Thừa cafein

 

Việc sử dụng cà phê như một “chiêu” chống mệt mỏi nhiều khi gây tác dụng ngược. Cafein là một chất kích thích, giúp tỉnh táo và tập trung khi uống ở mức vừa phải nhưng có những nghiên cứu cho thấy, uống quá nhiều cafein sẽ gây ra mệt mỏi ở một số người.

 

Khắc phục: Tránh nạp nhiều cafein từ các loại đồ uống như trà, cà phê, nước ngọt có ga hay sô-cô-la, các loại thuốc có cafein.


  

Không đủ “nhiên liệu”


Ăn quá ít là một trong những nguyên nhân hiển nhiên gây ra tình trạng mệt mỏi nhưng ăn những thực phẩm “không có lợi cho sức khỏe” cũng là một vấn đề.

 

Nếu bắt đầu một ngày mới với món bánh rán, bánh ngọt, đường huyết sẽ tăng vọt rồi nhanh chóng lao dốc, bỏ lại bạn trong tình trạng lờ đờ, uể oải.

 

Khắc phục: Luôn có một bữa ăn sáng đủ chất gồm protein và chất xơ như trứng với bánh mỳ nướng. Đây là thực đơn duy trì năng lượng.

 

Bệnh thiếu máu

 

Thiếu máu là mọt trong những nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi ở phụ nữ. Nó xảy ra khi cơ thể không đủ hồng cầu để vận chuyển ôxy đến các mô và các cơ quan trong cơ thể. Bệnh thiếu máu có thể chẩn đoán dễ dàng qua xét nghiệm máu.

 

Khắc phục: Điều trị bệnh thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu. Thiếu sắt là phổ biến nhất và uống viên sắt bổ sung, ăn các thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gan, nhuyễn thể, đậu đỗ và ngũ cốc bổ sung chất sắt… sẽ giúp khắc phục tình trạng này.

 

Trầm cảm

 

Bạn có thể nghĩ rằng trầm cảm có thể gây rối loại cảm xúc nhưng thực tế nó gây ra rất nhiều biểu hiện thực thể. Đau đầu, mệt mỏi và chán ăn là những biểu hiện thường gặp. Nếu cảm thấy mệt mỏi và “xuống dốc” nhiều hơn 2 tuần thì cần đi gặp bác sĩ.

 

Khắc phục: Điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm bằng các loại thuốc kê đơn và các liệu pháp tâm lý.

 

Sự suy giảm hoạt động tuyến giáp

 

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở cổ (phần sát với ngực). Nó kiểm soát khả năng chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể, tức là tốc độ chuyển hóa các nhiên liệu thành năng lượng. Khi tuyến này hoạt động kém và chức năng chuyển dưỡng trong cơ thể chậm lại, bạn có thể cảm thấy uể oải, đờ đẫn và như thể đang phải vác một khối nặng trên vai.

 

Khắc phục: Nếu xét nghiệm máu xác nhận hormone tuyến giáp có vấn đề, bạn sẽ cần được điều trị bổ sung hormone nhân tạo.

 

Tiểu đường

 

Với những người bị tiểu đường, đường là thành phần chính trong huyết mạch thay vì đi vào các tế bào trong cơ thể, nơi mà nó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Kết quả là cơ thể “đói” dù vẫn ăn đủ. Nếu thấy mệt mỏi không rõ lý do và dai dẳng thì cần đi khám, làm xét nghiệm tiểu đường.

 

Khắc phục: Điều trị tiều đường bằng cách thay đổi lối sống, liệu pháp insulin và các thuốc đặc trị.

 

Dị ứng thực phẩm


Một số bác sĩ tin rằng các dị nguyên thực phẩm có thể gây buồn ngủ. Nếu mệt mỏi tăng lên sau bữa ăn thì có thể cơ thể đang bất dung nạp với một thứ nào đó của bữa ăn vừa xong - nó chỉ gây ra mệt mỏi, không đủ để gây nổi mẩn, ngứa ngáy,…

 

Khắc phục: Thử ngừng ăn các thực phẩm đó xem có cải thiện được tình trạng mệt moior. Bạn cũng có thể tới bệnh viện để làm test dị ứng.

 

Mệt mỏi mãn tính

 

Nếu tình trạng mệt kéo dài hơn 6 tháng và nghiêm trọng tới mức không thể kiểm soát được hành vi của mình thì đó là triệu chứng của mệt mỏi mãn tính.

 

Bệnh mệt mỏi mãn tính có rất nhiều triệu chứng khác nhau nhưng thường là uể oải quá mức, không rõ nguyên nhân và rất dai dẳng.

 

Khắc phục: Hiện không có cách điều trị bệnh mệt mỏi mãn tính thực sự hiệu quả ngoài thay đổi lối sống, học các thói quen để có giấc ngủ ngon và theo một chương trình tập luyện nhẹ nhàng..

 

Theo Nhân Hà

Dân trí/WM

Chia sẻ