Rau xào tốt hơn rau luộc
Các nhà khoa học trường Đại học Murcia và trường Đại học Complutense (Tây Ban Nha) đã nghiên cứu về giá trị bổ dưỡng của rau quả qua những cách nấu khác nhau.
Kết quả được phổ biến trên Tạp chí The Journal of Food Science đã cho biết, ăn rau chiên xào hoặc nấu bằng nồi microwave tận dụng được tối đa chất chống oxy hoá; Luộc, nấu súp hoặc nấu bằng nồi áp lực làm hao hụt nhiều nhất những hoạt chất này.
Tương đồng với kết quả trên, nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Warwick, Anh quốc cũng cho biết, cách ăn rau truyền thống của nhiều dân tộc là luộc hoặc nấu súp làm mất rất nhiều chất chống oxy hoá.
Hai giáo sư Paul Thornally và Lijiang Song thuộc bộ môn Hoá chất của trường Đại học này đã cho mua các loại rau tươi tại thị trường địa phương thuộc nhóm brassica như cải bắp, bông cải và so sánh hàm lượng chất glucosinolates trước và sau khi được luộc 30 phút trong nước sôi.
Glucosinolates là những hoạt chất chống oxy hoá trong những loài thực vật này có tác dụng chống ung thư rất mạnh bao gồm các loại ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, dạ dày.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ hao hụt những hoạt chất trên trong các loại Cải tương ứng như sau: Cải bắp 65%; Cải caulilower 75%; Cải brussel 58%; Bông cải xanh 77%.
Trong khi đó, những cách nấu bằng cách hấp cách thuỷ từ 1 đến 20 phút, nấu microwave trong vòng 3 phút hoặc chiên xào trong vòng 5 phút đều không làm hao hụt những hoạt chất chống oxy hoá trong các loại rau này.
Nghiên cứu cũng cho biết, việc tồn trữ trong các tủ lạnh gia đình từ 1 - 7 ngày không làm giảm những hoạt chất bổ ích. Tuy nhiên, nếu giữ rau ở nhiệt độ quá thấp trong những ngăn lạnh công nghiệp (có thể đến -85oC) thì tỷ lệ hao hụt glucosinate khoảng 33%.
Từ lâu, suy nghĩ thông thường cho rằng, chỉ có ăn rau sống mới tận dụng được tất cả các vi chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ăn sống không ăn được nhiều, không ăn đủ lượng rau cần thiết lại khó bảo đảm điều kiện vệ sinh.
Nói chung, nấu chín có thể hao hụt một lượng sinh tố nhất định nhưng vẫn bảo đảm được đủ những hoạt chất chống oxy hoá cần thiết miễn là không nấu bằng nồi áp lực hoặc hầm, luộc quá lâu.
Tương đồng với kết quả trên, nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Warwick, Anh quốc cũng cho biết, cách ăn rau truyền thống của nhiều dân tộc là luộc hoặc nấu súp làm mất rất nhiều chất chống oxy hoá.
Hai giáo sư Paul Thornally và Lijiang Song thuộc bộ môn Hoá chất của trường Đại học này đã cho mua các loại rau tươi tại thị trường địa phương thuộc nhóm brassica như cải bắp, bông cải và so sánh hàm lượng chất glucosinolates trước và sau khi được luộc 30 phút trong nước sôi.
Glucosinolates là những hoạt chất chống oxy hoá trong những loài thực vật này có tác dụng chống ung thư rất mạnh bao gồm các loại ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, dạ dày.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ hao hụt những hoạt chất trên trong các loại Cải tương ứng như sau: Cải bắp 65%; Cải caulilower 75%; Cải brussel 58%; Bông cải xanh 77%.
Trong khi đó, những cách nấu bằng cách hấp cách thuỷ từ 1 đến 20 phút, nấu microwave trong vòng 3 phút hoặc chiên xào trong vòng 5 phút đều không làm hao hụt những hoạt chất chống oxy hoá trong các loại rau này.
Nghiên cứu cũng cho biết, việc tồn trữ trong các tủ lạnh gia đình từ 1 - 7 ngày không làm giảm những hoạt chất bổ ích. Tuy nhiên, nếu giữ rau ở nhiệt độ quá thấp trong những ngăn lạnh công nghiệp (có thể đến -85oC) thì tỷ lệ hao hụt glucosinate khoảng 33%.
Từ lâu, suy nghĩ thông thường cho rằng, chỉ có ăn rau sống mới tận dụng được tất cả các vi chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ăn sống không ăn được nhiều, không ăn đủ lượng rau cần thiết lại khó bảo đảm điều kiện vệ sinh.
Nói chung, nấu chín có thể hao hụt một lượng sinh tố nhất định nhưng vẫn bảo đảm được đủ những hoạt chất chống oxy hoá cần thiết miễn là không nấu bằng nồi áp lực hoặc hầm, luộc quá lâu.
Theo KH&ĐS