6 thói quen cực kì có hại cho hàm răng của bạn
Có những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại có thể là "thủ phạm" có hại cho hàm răng của bạn cho dù bạn đã chăm sóc răng kỹ lưỡng.
Các bệnh phổ biến chủ yếu là sâu răng, viêm lợi, hôi miệng hoặc răng lệch, hô, móm… Cùng tham khảo các thói quen có hại cho hàm răng như dưới đây và loại bỏ chúng ngay nhé.
1. Chống cằm
Chống cằm ảnh hưởng xấu tới khớp cắn cũng như cơ hàm. Không chỉ những trẻ ở độ tuổi đi học mà ngay cả người lớn cũng có thói quen chống cằm. Đây là hành động khiến có thể khiến cho xương hàm dưới phát triển không đều, gây bất đối xứng trên khuôn mặt, tình trạng răng mọc lệch. Để tránh tình trạng trên, ngay từ lúc răng đang phát triển, trẻ cần dạy để được loại bỏ thói quen chống cằm. Và những người lớn cũng cần loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
2. Đánh răng ngay lập tức sau khi ăn
Chải răng hàng ngày (2 lần/ngày) sẽ rất tốt cho bạn. Tuy nhiên, đánh răng ngay sau khi ăn xong lại phá hủy răng xinh của bạn. Nhiều người cho rằng khi vừa ăn xong, đánh răng sẽ loại bỏ phần thức ăn bám trên răng, khiến hơi thở sạch sẽ thơm tho hơn. Thực tế thì khi bạn vừa ăn, acid trong thực phẩm hay đồ uống khiến lớp men răng mềm hơn và dễ bị tổn thương nếu bạn chải răng. Các nha sĩ khuyến cáo để bảo vệ lớp men răng, sau khi ăn khoảng 60 phút mới nên đánh răng.
3. Dùng tăm mà không dùng chỉ nha khoa
Đánh răng không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám vi khuẩn nhất là ở các kẽ răng. Dùng tăm xỉa răng là thói quen xấu, nó khiến cho kẽ răng rộng dần. Hơn nữa, những sợi xơ của tăm dễ gây tổn thương chân răng, viêm lợi thâm chí là sâu răng, tụt nướu.
Thay vào đó các nha sỹ khuyên nên dùng chỉ nha khoa không quá một hoặc hai lần/ngày. Tuy nhiên, cần sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để tránh bị kích thích hay thưa răng.
4. Dùng răng như một xé, cậy, mở… đồ vật
Mở nắp chai, xé vỏ hay thâm chí nhai đá… sẽ tạo ra các vết nứt, gây sứt hoặc mẻ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Ngoài ra hành động này ảnh hưởng tới sự phát triển đồng đều của răng. Vì vậy, bạn nên hạn chế răng sử dụng răng như một cây kéo để cắn, xé hay mở đồ vật.
5. Cắn móng tay, mút tay, cắn môi
Tưởng chừng như vô hại nhưng cắn móng tay hay mút tay lại khiến răng miệng của bạn bị nứt vỡ, răng mọc nghiêng, thưa răng. Ngoài ra, các vi khuẩn từ tay dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng khiến bạn dễ mắc các bệnh viêm trong khoang miệng cũng như nhiều bệnh lý khác.
Cắn môi thường xuyên khi răng đang phát triển khiến răng hàm trên nhô ra, khớp cắn không khít, phát âm không chuẩn. Người lớn cần bỏ ngay thói quen xấu này, còn trẻ nhỏ, cha mẹ phải tập cho bé ngay từ khi bé đang tuổi mọc răng.
6. Nghiến răng
Nhiều người bị mắc tật nghiến răng không chỉ ở trong lúc ngủ mà ngay cả khi thức, nói chuyện bình thường. Nghiến răng quá mức sẽ khiến các răng ở hàm trên, hàm dưới bị tổn thương, có thể gây vỡ răng, nứt răng, mòn răng ảnh hưởng tới sự nhai và nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi.
Nếu trẻ bị nghiến răng có thể sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng của trẻ sau này. Tuy nhiên, nếu bạn không bỏ được thói quen này dù đã cố gắng, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.
(Tổng hợp)