Sữa nhiễm khuẩn độc thịt, cha mẹ như ngồi trên lửa
Nhiều phụ huynh như đang "ngồi trên lửa" khi hay thông tin về việc hàng loạt lô sữa sản xuất tại nhà máy Fonterra (New Zealand) bị nhiễm khuẩn phải thu hồi, nhất là khi sự việc không chỉ dừng lại ở một loại sữa như ban đầu.
Từ Abbott, Karicare đến nay là Dumex, những thương hiệu khá quen thuộc với người tiêu dùng VN đã lên tiếng thu hồi sản phẩm.
Lỡ uống rồi, có sao không?
Chị Nguyệt, ngụ Q. Tân Bình có con nhỏ hơn 2 tuổi cho biết cứ nghĩ bỏ tiền ra mua sữa đắt để yên tâm ai ngờ sữa ngoại cũng không an toàn. “Con mình uống Similac nhưng chỉ dùng lon 1,8kg, không biết có bị gì không? Giờ nếu đổi sữa khác thì chọn loại nào an toàn bây giờ?", chị Nguyệt lo lắng.
Sau một thời gian cho con uống một loại sữa nhập từ châu Âu, vợ chồng anh Phạm Anh nhân viên một công ty tư vấn xây dựng ở quận 3, TP.HCM chuyển sang sử dụng sữa Abbott khi con vừa làm lễ thôi nôi.
“Uống đến lon thứ 2 thì có thông tin sữa bị nhiễm khuẩn. Vợ chồng tôi tái mặt đem ra đối chiếu, phát hiện lon sữa con mình uống nằm trong diện thu hồi. Cháu mới uống hai ly chưa có triệu chứng gì nhưng giờ tôi muốn đem cháu đi kiểm tra càng sớm càng tốt”, anh Phạm Anh bức xúc.
Ngay khi biết lon sữa vừa mua nằm trong diện thu hồi, chị Quỳnh Mai, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM điện thoại lên trung tâm của hãng thì được tư vấn có thể đổi sản phẩm mới dù sản phẩm đã được bóc ra. Theo chị Mai, Similac Gain Plus EyeQ là loại mới ra khoảng được một tháng nên mới mua về để dành chứ chưa cho con uống.
Từ khi có thông báo của Công ty về việc thu hồi sữa ở các lô nghi nhiễm khuẩn, theo chị Tuyết, chủ cửa hàng sữa trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM đã thu hồi khoảng 12 hộp (ảnh chụp tối ngày 5-8) - Ảnh: Thanh Đạm
Thông tin hãng sữa phải thu hồi những lon sữa bị nghi nhiễm khuẩn ngày càng dài ra cũng có nghĩa nỗi lo lắng của các mẹ cũng tăng lên theo cấp số nhân. Nhiều bà mẹ đang cho con uống sữa khác cũng được quảng cáo giàu đạm whey cũng đâm hoang mang vì Fonterra đâu chỉ cung cấp nguyên liệu cho mỗi Abbott. Vậy liệu đạm whey này có liên quan đến Fonterra?
Trong khi đó, vợ chồng anh K.ở Gò Vấp chobiết hiện rất hoang mang vì lỡ cho con uống phải sữa Similac GainPlus có nguy cơ nhiễm khuẩn. Theo lời kể của anh K., anh đi mua sữa cho con lúc 15g ngày 4-8, cửa hàng bán cho anh sữa Similac GainPlus EyeQ có số lô 2565G54119.
Do không biết thông tin về việc sữa có nguy cơ nhiễm độc, anh đã pha cho con một bình 200ml. Đến 17g vợ anh đi làm về mới thông báo về vụ thu hồi sữa. Đem hộp sữa mới mua ra kiểm tra, hai vợ chồng tá hỏa khi phát hiện đây là sản phẩm nằm trong diện bị thu hồi vì có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Anh mang ra cửa hàng sữa phản ảnh, thì được bà chủ giải thích "mới vừa nhận được thông báo của công ty" (?), lúc anh K. mua sữa bà không có ở cửa hàng nên nhân viên không biết vẫn bán cho anh.
"Cục An toàn thực phẩm có văn bản yêu cầu thu hồi sữa từ ngày 3-8, đến chiều ngày 4-8 vẫn còn cửa hàng bán sữa bị yêu cầu thu hồi, nếu không may con tôi bị ảnh hưởng thì ai chịu trách nhiệm?", anh K. bức xúc.
Tiếp tục thu hồi
Hiện nay công việc thu hồi vẫn đang được các hãng sữa tiếp tục thu hồi. Trong thông báo mới nhất chiều 5-8, đại diện siêu thị Co.opMart cho biết việc thu hồi những lô sữa Similac GainPlus Eye-Q (bước 3) 400g và 900g của hãng sữa Abbott không ảnh hưởng đến siêu thị do đến nay nơi này vẫn chưa nhập sản phẩm Similac GainPlus Eye-Q nào.
Như vậy số lô sữa Similac GainPlus Eye-Q (bước 3) bị thu hồi tại VN là 11 lô. Lô sữa số 2567G54119 thay thế thành lô số 2566G54120.
Anh Tùng, chủ đại lý sữa trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận) cho biết trong vài ngày nay cửa hàng đã thu và đổi trả khoảng 5-6 lon sữa Similac GainPlus EyeQ 400g và 900g cho khách hàng.
Ngoài ra, công ty cũng đã cử nhân viên đến thu hồi 10 thùng sữa chưa bán ra thị trường. “Sữa Abbott loại này bán khá chạy, khách chủ yếu mua loại 1,8kg. Nhưng việc sữa bị thu hồi đã ảnh hưởng đến sức mua chung của thị trường”, anh Tùng cho biết.
Trong khi đó, chị Hà, chủ đại lý sữa trên đường Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM, cho biết do đây là sản phẩm mới, cửa hàng chưa nhập vào nhưng nhiều khách đã mang báo theo khi đi mua sữa để đối chiếu số lô nhiễm khuẩn. “Tâm lý người mua hàng giờ bất an lắm” chị Hà cho hay.
Trong khi đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết theo báo cáo mới nhất của Công ty Abbott VN, đến hết ngày 4-8, việc thu hồi đã được thực hiện tại 2.050 cửa hàng, 90 nhà phân phối tại các địa phương và 5 chuỗi siêu thị.
Trước thắc mắc của nhiều người tiêu dùng, chiều 5-8, đại diện công ty sữa VN Vinamilk lên tiếng Vinamilk không sử dụng nguyên liệu whey protein concentrate của công ty Fonterra New Zealand cho bất kỳ sản phẩm sữa nào của Vinamilk.
Nguyên liệu whey protein concentrate mà Vinamilk đang sử dụng cho sản xuất các sản phẩm sữa bột của Vinamilk đều được nhập khẩu từ Mỹ và EU.
Vi khuẩn độc thịt có khả năng sống sót cao Trao đổi với báo giới sáng 5-8, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Quang Trung cho hay cho đến nay, nhà nhập khẩu sẩn phẩm Similac Gain Plus Eye-Q dành cho trẻ 1-3 tuổi, loại lon 400 gr và 900 gr loại nghi ngờ nhiễm vi khuẩn độc thịt Clostridium Botulinum đã thu hồi được trên 10 ngàn thùng, trong tổng số gần 13 ngàn thùng đã đưa ra thị trường. Theo ông Trung,ngoài 11 lô Similac GainPlus Eye-Q thuộc nhóm bị thu hồi, còn có2 lô có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum đã được nhập về Việt Nam nhưng không xuất ra thị trường. Hai lô này là lô số 2676G54121 và 2678G54121 đãđược giữ lại toàn bộ trong kho của Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A. Theo Cục An toàn thực phẩm, vi khuẩn độc thịt có khả năng sống sót cao, nha bào của chúng (tồn tại trong đất, phân, bùn, trên động vật, hải sản, đồ hộp... nhiều tháng; có thể sống trong đồ hộp đã mở, thịt, cá hun khói ... nhiều tuần). Để khử độc tố cần đun sôi 1thực phẩm ở 100oC ít nhất 15 phút, để diệt nha bào cần đun thực phẩm ở 100oC ít nhất 1 giờ. Từ Abbott, Karicare đến nay là Dumex, những thương hiệu khá quen thuộc với người tiêu dùng VN đã lên tiếng thu hồi sản phẩm. |