SỰ THẬT về "virus lạ" khiến trẻ nôn và tiêu chảy gây xôn xao thời gian gần đây và những việc bố mẹ nên làm để con mau khỏe

Đỗ Đỗ,
Chia sẻ

Chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên mất bình tĩnh, hãy theo dõi và chăm sóc con theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Thời gian gần đây, nhiều bậc phụ huynh vô cùng hoang mang trước thông tin đang có "dịch lạ", "virus lạ" khiến trẻ nôn, tiêu chảy rất nhiều, có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có thể kèm đau bụng các mức độ....

Đáng nói có nguồn tin cho rằng: Đến nay "tác nhân gây bệnh vẫn là ẩn số". Điều đó đẩy sự lo lắng của phụ huynh lên cao, không biết làm cách nào để có thể bảo vệ con trước tình trạng này.

1 số bài đăng trên mạng xã hội nói về tình trạng trẻ nôn, tiêu chảy nhiều.

Chị Vũ Thị Ngọc Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) vô cùng hoang mang cho biết bản thân mình có 2 con nhỏ, bé lớn 2 tuổi và bé nhỏ 4 tháng tuổi. Vài ngày trước cả 2 bé nhà chị đều xuất hiện dấu hiệu nôn nhiều, tiêu chảy nhiều đến mức da dẻ nhợt nhạt đi. Chị cho biết, không chỉ con chị mà rất nhiều bé trong khu xóm cũng có dấu hiệu tương tự...

Cùng chung cảnh ngộ, chị Trần Thảo (Hoài Đức, Hà Nội) cũng bày tỏ sự lo lắng khi cậu con trai 4 tuổi của mình liên tục nôn nhiều và có sốt nhẹ. Chị thắc mắc không biết nguyên nhân gây bệnh cho con là gì, lo sợ có thể là dấu hiệu của virus viêm gan lạ.

Lý giải về tình trạng trẻ nôn nhiều, tiêu chảy nhiều, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM) đánh giá đây là tình trạng không đáng lo ngại. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do trẻ đã ăn nhầm phải thực phẩm nào đó kém vệ sinh, khiến trẻ nôn và đi ngoài nhiều. Một nguyên nhân khác cũng có thể do virus Rota gây nên chứ không liên quan đến bệnh viêm gan lạ.

20200404_080605_625696_phan-ve-tre-em-gay-.max-1800x1800.jpg

BS Khanh cũng phân tích, có thể là sau 1 thời gian dài ở nhà cách ly cộng đồng vì COVID-19, trẻ nhỏ được chăm sóc quá kỹ ở nhà, ít có thời gian ra ngoài ăn, đến lớp chơi. Khi trở lại hòa nhập, hệ tiêu hóa của trẻ chưa có thời gian thích nghi nên dễ nhiễm bệnh.

Vị chuyên gia cho biết tình trạng trẻ nhỏ bị nôn, tiêu chảy hiện nay không quá nhiều. Phụ huynh không nên mất bình tĩnh, hãy theo dõi và chăm sóc con theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Con nhỏ nôn, tiêu chảy nhiều: Bố mẹ làm gì để can thiệp?

Bác sĩ Trần Anh Quân (Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn) đánh giá: Căn nguyên gây ra tình trạng nôn, tiêu chảy của trẻ thường do virus như enterovirus, adenovirus... Bệnh dễ lây, thậm chí lây cho cả người lớn chăm bé mắc bệnh. Đường lây truyền trực tiếp qua giọt bắn, dịch nôn, phân trẻ mắc bệnh, hoặc gián tiếp qua việc trẻ tiếp xúc với bề mặt có virus gây bệnh, đưa lên mắt, mũi, miệng.

74674993_2657481350975868_8230021168728375296_n.jpg

Bác sĩ Trần Anh Quân (Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn).

Khi chưa thể đưa con đi khám, cha mẹ cần làm ngay một vài việc như sau:

- Bù nước điện giải bằng việc uống từng thìa nhỏ, ngụm nhỏ dung dịch điện giải như oresol.

- Ăn chia nhỏ bữa, từng chút một.

- Uống hạ sốt khi cần.

- Có thể bổ sung men vi sinh.

- Chỉ dùng thuốc chống nôn khi có chỉ định của bác sĩ.

- Đa số không cần dùng kháng sinh trừ khi có nhiễm khuẩn.

Cha mẹ cần đưa con đi khám ngay khi:

- Con nôn trớ liên tục, nôn ra cả mật xanh mật vàng, không thể ăn, uống, bé mệt, da xanh tái, môi khô mắt trũng, thóp trũng, khát nhiều nhưng không thể uống.

1795155283_OXoDCYlR_EAB5ACED86A0ED959C_EC9584EAB8B0_ECB69CECB298_EAB28CED8BB0EC9DB4EBAFB8ECA780.jpg

Nguồn ảnh: Parentalk.

- Sốt cao liên tục, đau bụng nhiều, quấy khóc, li bì, lơ mơ, co giật...

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mất nước, tình trạng nhiễm khuẩn, loại trừ bệnh lý thần kinh như viêm não, màng não, bệnh lý bụng cấp cứu ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa... để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để phòng bệnh cho trẻ, BS Quân khuyên mọi người nên cho con cách ly với trẻ mắc bệnh, cho con sát khuẩn tay thường xuyên, dạy con không đưa tay, đồ vật chạm vào mắt mũi, miệng.

Chia sẻ