Sự thật về thông tin tiêm glutathione làm trắng da khiến chị em bị vô sinh
Mấy ngày gần đây, thông tin tiêm thuốc trắng da có chứa glutathione khiến chị em bị vô sinh đang làm không ít người là “nạn nhân” của tiêm trắng cảm thấy sợ hãi.
Rúng động thông tin tiêm trắng da khiến phụ nữ vô sinh
Hiện nay để làm trắng da có rất nhiều phương pháp khác nhau. Có nhiều cách tự nhiên như ăn cà chua, rau lá xanh và các loại thực phẩm tốt cho da khác, làm mặt nạ dưỡng da tự nhiên và uống viên bổ sung làm đẹp da. Cũng có nhiều phương pháp nhân tạo như điều trị laser, áp lạnh và cả thuốc tiêm làm trắng da...
Mấy ngày gần đây, thông tin tiêm thuốc trắng da khiến chị em bị vô sinh, vĩnh viễn không có khả năng có con đang làm không ít người là “nạn nhân” của tắm trắng cảm thấy sợ hãi. Chủ tài khoản facebook L.T.V không chỉ đưa ra một tin cực sốc về thuốc tiêm trắng da mà còn nêu rõ những ví dụ cụ thể để chứng minh tác hại của loại thuốc làm trắng da này.
Trường hợp thứ nhất là bạn của chủ tài khoản facebook, lấy chồng đã lâu nhưng mãi không đậu thai. Vì mong ước có làn da trắng đã sử dụng công nghệ tiêm trắng da, sau đó lấy chồng mãi không có con. Cặp đôi sang cả Thái Lan chữa trị cũng không thể khỏi vô sinh.
Trường hợp thứ hai cũng là bạn của chủ tài khoản này, bị hư thai ở tuần thứ 8 do sử dụng kem trộn để làm trắng da cấp tốc. “Bạn tôi bị hư thai ở tuần thứ 8, lúc biết tin tôi cũng không muốn nói ra thêm, nhưng bạn tôi chắc chắn là do nhiễm độc kem trộn. Bạn tôi dùng kem trộn "kinh dị" khủng khiếp mùi thì ôi thôi nồng nặc hóa chất, mùi thuốc... mua 400k/kg ở quê, tự trộn. Bạn tôi đã sử dụng liên tục mật độ dày đặc trong thời gian 3, 4 năm để có làn da trắng sứ.... cái giá quá đắt mà tôi cũng không dám nói thêm lời gì”.
Kết lại cả hai trường hợp trên, chủ tài khoản facebook kêu gọi mọi người hãy tỉnh táo khi sử dụng kem trộn, thuốc tiêm trắng da: “Làm mẹ rồi mới thấy phụ nữ không có con mới đau khổ làm sao, không có còn đỡ chứ đẻ ra dị dạng thì còn khổ hơn”.
Người đưa những dòng status này lên cũng không quên đưa thêm đoạn chat với 1 người bạn từng khám chữa bệnh bên bệnh viện hiếm muộn Jettanin Thái Lan. Theo đó, bệnh viện đã cấm chị em tuyệt đối không được sử dụng thuốc tiêm trắng nếu còn muốn có con.
Đây hẳn là thông tin gây rúng động đối với nhiều chị em đã từng hoặc có ý định tiêm trắng da. Sử dụng kem trộn làm trắng da cấp tốc ắt phải nhận hậu quả là điều khó tránh. Tuy nhiên, tiêm thuốc làm trắng da không phải là một sự phát triển trong lĩnh vực làm đẹp, được coi là làm trắng an toàn và bền lâu? Liệu chất glutathione chứa trong mỗi mũi tiêm làm trắng kia có phải là nguyên nhân làm trứng rỗng, gây vô sinh ở nữ giới?
Những sự thật về glutathione trong thuốc tiêm làm trắng da
Theo Wedmd, glutathione là một chất được sản xuất tự nhiên trong lá gan. Loại chất này cũng được tìm thấy trong trái cây, rau, thịt. Trong y học, người ta thường sử dụng glutathione để điều trị bệnh đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, ngăn ngừa lão hóa, điều trị hoặc ngăn ngừa chứng nghiện rượu, hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, cholesterol cao), các bệnh về gan, những bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch trầm trọng như AIDS, mệt mỏi mãn tính, bệnh Alzheimer, viêm xương khớp và bệnh Parkinson.
Đây cũng là hóa chất giúp chống lại ngộ độc thuốc, ngộ độc kim loại trong cơ thể. Hóa chất này cũng được sử dụng để điều trị các bệnh về phổi, bao gồm cả chứng xơ phổi vô căn, xơ nang, bệnh phổi ở bệnh nhân HIV.
Các chuyên gia cũng cho biết, glutathione thường được tiêm vào cơ bắp để ngăn ngừa tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa chất, xạ trị và hỗ trợ điều trị sinh sản ở nam giới (chữa vô sinh nam).
Ngoài ra, họ cũng sử dụng glutathione để tiêm tĩnh mạch để dự phòng bệnh thiếu máu ở người bị bệnh thận đang trong quá trình lọc máu, ngăn ngừa các vấn đề về thận sau khi phẫu thuật tim, cải thiện lưu thông máu, chống đông máu…
Tuy nhiên, đây cũng chính là một hóa chất được sử dụng trong công nghệ thẩm mỹ, tiêu biểu là trong thuốc làm trắng da. Bên cạnh việc giúp da trở nên căng đẹp hơn, loại hóa chất này cũng đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Trang Gmanetwork đưa tin, FDA Philipines đưa ra cảnh báo sự gia tăng đáng báo động trong việc lạm dụng glutathione để tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người sử dụng như bồn chồn, lo âu, trầm cảm, rụng tóc, run lẩy bẩy. Ngoài ra, bạn có thể bị hoại tử biểu bì, rối loạn chức năng thận, nhiễm trùng nghiêm trọng, tắc mạch. Kim tiêm không an toàn còn có khả năng gây bệnh viêm gan virus, thậm chí là HIV. Nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn sử dụng kim tiêm kém an toàn và glutathione giả được trà trộn vào thị trường.
Ông In Kim (một dược sĩ tại FDA) khẳng định: “Một số người muốn thay đổi màu da bằng cách tiêm thuốc trắng da. Những sản phẩm này nói chung đều gây ra nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe người tiêu dùng vì bạn không nắm rõ được thành phần, nguyên liệu trong mỗi lọ thuốc tiêm trắng nên rất dễ mắc bệnh, bị nhiễm trùng và gây thương tích nghiêm trọng”.
Vì những lo ngại đó, tháng 9 năm 2014, Cảnh Sát Liên Bang Mỹ tiến hành thu hồi các dược phẩm khác nhau chưa được phép và dán nhãn không đúng quy cách được bán, phân phối bởi Flawless Beauty LLC. Đầu năm sau đó, chính Flawless Beauty LLC đã tự nguyện thu hồi nhiều loại thuốc không được chấp thuận. Các sản phẩm bị thu giữ bao gồm bộ dụng cụ Relumins nâng cao Glutathione và bộ dụng cụ Tatiomax Glutathione Collagen Whitening.
"Nhìn chung, người tiêu dùng nên cẩn thận với những sản phẩm bán trên thị trường trực tuyến với tuyên bố phóng đại về sự an toàn và hiệu quả của chúng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm mới nào", ông Kim nói.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia tại đây cũng lưu ý rằng chỉ khi bạn lạm dụng glutathione mới gây ra những tác dụng phụ như vậy. Riêng chuyện có làm vô sinh hay không, báo cáo không có bất cứ một dòng nào cho thấy có mối liên hệ giữa tiêm trắng có glutathione và vô sinh ở nữ giới.
Do đó, nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc tiêm trắng da và thấy tác dụng phụ, đừng cố gắng làm trắng da theo cách này. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị làm trắng da, xóa tàn nhang, nám da trên mặt… Chỉ nên sử dụng những loại thuốc được FDA phê chuẩn với liều lượng và cách thức thực hiện chuẩn xác. Ngoài ra, bạn cũng cần cảnh giác với bất cứ loại thuốc tiêm trắng nào. Glutathione hiện nay được bày bán tràn lan trên thị trường và không đảm bảo chất lượng. Cách tốt nhất để chiến đấu với lão hóa là bắt đầu từ nguồn gốc. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, nâng cao sức khỏe và vẻ đẹp làn da mỗi ngày, giúp bạn ngày càng trẻ đẹp hơn.
Nói riêng về hóa chất glutathione, PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, đây là một hóa chất thông dụng trong cuộc sống, là một trong những chất chống oxy hóa mạnh chứa cả trong thực vật lẫn động vật, trong cơ thể chúng ta cũng có một nồng độ nhất định.
"Glutathione là một hóa chất được ứng dụng sử dụng rất tốt, ngay cả trong những mặt hàng mỹ phẩm. Đây vừa là một thực phẩm bổ sung vừa là một loại thuốc để hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy đây là một loại chất có hại cho sức khỏe con người. Có thể nói, nó được sử dụng rất thịnh hành trong các loại kem dưỡng bôi da vì có chức năng thải độc kim loại, chống lại các sắc tố melanin, đặc biệt có thể loại bỏ được những kim loại nặng. Chiết xuất glutathione từ thực vật được coi là thần dược vì rất hiếm và có tác dụng vô cùng tuyệt vời cho làn da", vị Phó giáo sư này cho hay.
Theo TS Trần Hồng Côn, việc bôi glutathione lên trên da có tác dụng chống oxy hóa, nhiễm kim loại và cả những tác hại kinh hoàng của tia UV. Khi uống glutathione sẽ làm tăng hàm lượng glutathione trong máu, làm cho nồng độ chất chống oxy hóa trong cơ thể tăng lên.
Tuy nhiên, vị phó giáo sư này khẳng định, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tiêm glutathione qua da để làm trắng da. "Việc tiêm dung dịch có chứa glutathione qua da từ trước đến nay chưa được ban hành sử dụng. Do đó, rất khó để nói được nó có đem lại nguy hại gì cho sức khỏe hay đơn giản là làm da sáng đẹp hơn như cách bôi ngoài da thông thường", PGS.TS Trần Hồng Côn nói.
Nói riêng về hóa chất glutathione, PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, đây là một hóa chất thông dụng trong cuộc sống, là một trong những chất chống oxy hóa mạnh chứa cả trong thực vật lẫn động vật, trong cơ thể chúng ta cũng có một nồng độ nhất định.
"Glutathione là một hóa chất được ứng dụng sử dụng rất tốt, ngay cả trong những mặt hàng mỹ phẩm. Đây vừa là một thực phẩm bổ sung vừa là một loại thuốc để hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy đây là một loại chất có hại cho sức khỏe con người. Có thể nói, nó được sử dụng rất thịnh hành trong các loại kem dưỡng bôi da vì có chức năng thải độc kim loại, chống lại các sắc tố melanin, đặc biệt có thể loại bỏ được những kim loại nặng. Chiết xuất glutathione từ thực vật được coi là thần dược vì rất hiếm và có tác dụng vô cùng tuyệt vời cho làn da", vị Phó giáo sư này cho hay.
Theo TS Trần Hồng Côn, việc bôi glutathione lên trên da có tác dụng chống oxy hóa, nhiễm kim loại và cả những tác hại kinh hoàng của tia UV. Khi uống glutathione sẽ làm tăng hàm lượng glutathione trong máu, làm cho nồng độ chất chống oxy hóa trong cơ thể tăng lên.
Tuy nhiên, vị phó giáo sư này khẳng định, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tiêm glutathione qua da để làm trắng da. "Việc tiêm dung dịch có chứa glutathione qua da từ trước đến nay chưa được ban hành sử dụng. Do đó, rất khó để nói được nó có đem lại nguy hại gì cho sức khỏe hay đơn giản là làm da sáng đẹp hơn như cách bôi ngoài da thông thường", PGS.TS Trần Hồng Côn nói.
Dịch vụ tiêm trắng hiện nay đang rất nở rộ tại các spa, cơ sở thẩm mỹ trên toàn quốc. Hiện tại, phía Bộ Y tế vẫn chưa hề có công văn cho phép tiêm, làm trắng da trong danh mục kỹ thuật. Các kỹ thuật mới đều phải gửi hồ sơ lên Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tùy cấp độ kỹ thuật để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả dài lâu cho người sử dụng. Do đó, người sử dụng các kỹ thuật làm trắng da nói chung, tiêm trắng da nói riêng hết sức lưu ý. |
(Nguồn: Webmd, FDA, gmanetwork, glutathionepro)