Sự thật thú vị về hiện tượng "Trăng Hồng" diễn ra đêm 6/4, ở Việt Nam có thể quan sát được không?

HẠ VŨ,
Chia sẻ

Đừng "thấy đỏ mà nghĩ chín" và đừng để cái tên "trăng hồng" đánh lừa bạn!

Có một sự thật thú vị về "Trăng Hồng", đó là nó... không hề có màu hồng như cái tên lấp lánh được người ta đặt cho. Tiến sĩ Noah Petro (Trưởng Phòng thí nghiệm Địa chất, Địa vật lý và Địa hóa hành tinh của NASA) cho biết trên CNN, kỳ trăng tròn tháng 4 này thực tế tương tự các kỳ trăng tròn khác, tuy nhiên, một "quả cầu vàng rực rỡ" giữa trời đêm vẫn là một hiện tượng thú vị với những người yêu thiên văn.

Vì sao lại gọi là "Trăng Hồng"?

Tên gọi "Trăng Hồng" có xuất xứ từ tên gọi của một loài hoa mọc phổ biến ở Bắc Mỹ và nở vào mùa xuân gọi là hoa Phlox. Thời điểm tháng 4 hàng năm là khi hoa Phlox nở rộ và ở những nơi chúng mọc nhiều tạo nên cảnh tượng như một tấm thảm màu hồng trên mặt đất. Trăng tròn vào thời điểm này được gọi là "Trăng Hồng".

"Trăng hồng" đẹp kỳ ảo trên bầu trời, ở Việt Nam có xem được không? - Ảnh 1.

Trăng tròn tháng Tư, hay còn gọi là Trăng Hồng, được đặt tên theo loài hoa dại màu hồng tươi Phlox subulata nở vào mùa xuân.

Ngoài ra, kỳ trăng này còn có một số tên gọi khác như "trăng Phá băng", "trăng Thiếu nữ", "trăng Quả trứng". Thổ dân ở Bắc Mỹ còn gọi đây là "trăng Hoa tuyết tan"…, Theo Live Science.

"Trăng Hồng" có thể quan sát tại Việt Nam không?

Thời điểm lý tưởng để quan sát hiện tượng thú vị này có thể bắt đầu từ đêm thứ Tư (6/4) và nó sẽ đạt cực đại vào sáng sớm thứ Năm (7/4).

Bạn có thể kiểm tra thời gian trăng mọc từ vị trí của bạn và tìm một nơi thoáng đãng để quan sát mặt trăng vì nó mọc khá thấp so với đường chân trời ở phía đông.

Tại Việt Nam, theo dự báo từ cơ quan khí tượng, khu vực Trung và Nam Bộ có thể chiêm ngưỡng kỳ trăng tròn này. Còn tại miền Bắc, do ảnh hưởng của không khí lạnh gây mưa, nên khả năng có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này rất thấp. 

"Trăng hồng" đẹp kỳ ảo trên bầu trời, ở Việt Nam có xem được không? - Ảnh 2.

Ảnh: Batard Patrick/ABACA/Shutterstock

Dẫu vậy cũng đừng quá buồn nếu bạn bỏ lỡ hiện tượng này, bởi ngoài "Trăng Hồng", trong năm nay người yêu thiên văn còn có cơ hội chiêm ngưỡng 9 hiện tượng kỳ thú khác, trong đó có Siêu Trăng - "Trăng Xanh" vào ngày 30/8.

Chia sẻ