Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng

Min,
Chia sẻ

Thế mới thấy, con đường tiến cung chẳng hề dễ dàng mà lúc nào cũng có hàng ngàn nữ nhân liều lĩnh bước chân vào, để bắt đầu cho một kiếp sống cung nữ như trâu ngựa đầy mộng mơ phù phiếm.

Trong thời Trung Hoa phong kiến xưa, bất kỳ cô nàng nào ước mong trở thành Hoàng hậu, hay phi tần được phong tước, phong hiệu của Hoàng đế thì đầu tiên, đều đua nhau đi nhập cung trở thành cung nữ trước, bởi lẽ, chỉ có con đường đó mới có thể mang lại cho họ cơ hội hiếm hoi được tiếp xúc và lọt vào mắt xanh của Hoàng đế. Ấy vậy mà, chắc vì vinh hoa phú quý làm mờ mắt nên họ không thể lường trước được những khổ ải cay nghiệt chốn thâm cung, nơi chỉ cần "sai một li" cũng có thể khiến họ bị bỏ đói, bị đánh đập hay vong thân bất kỳ lúc nào.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Thế mới thấy, con đường tiến cung chẳng hề dễ dàng mà lúc nào cũng có hàng ngàn nữ nhân liều lĩnh bước chân vào, để bắt đầu cho một kiếp sống trâu ngựa đầy mộng mơ phù phiếm…

Quá trình tuyển chọn gay gắt

Đa phần tất cả cung nữ đều là thường dân, con gái nhà lành, có xuất thân tử tế và phẩm chất tốt. Những người này thậm chí còn vô cùng xinh đẹp, kiều diễm với lứa tuổi chỉ từ 13 đến 16 tuổi, tràn đầy sức sống và tuổi xuân. Như ở triều nhà Minh, tất cả các nữ nhân dân gian đều được phép tham gia cuộc tuyển chọn cung nữ, và có đến hàng ngàn người tham gia, nhưng cuối cùng lọc ra chỉ còn lại 100 người đủ tiêu chuẩn. Chính vì vậy, những cung nữ trong cung dù có xuất thân thường dân nhưng đều là những cô gái ưu tú hơn người về cả phẩm chất lẫn nhan sắc "triển vọng".

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Một số khác thì bị bắt vào cung trở thành cung nữ vì bản thân là một tội nhân hay gia đình tội phạm, tất nhiên những người này khi vào cung sẽ trở thành những "cỗ máy sai vặt" và phải làm những công việc vô cùng vất vả. Bên cạnh đó, còn có một số cung nữ do các quan địa phương hoặc các nước nhỏ hơn hiến tặng. Những cung nữ này thường xinh đẹp hoặc có tài nghệ đặc biệt như đàn ca múa hát, hầu rượu… dễ thu hút sự chú ý của hoàng đế mà trở thành phi tần.

Học những nội quy khắc nghiệt trong cung

Các cung nữ mới vào cung sẽ phải chịu sự dạy bảo, rèn giũa, học cách trang điểm, đi đứng, ăn ngủ, học tất cả nội quy… Ví dụ như thời nhà Thanh có quy định, cung nữ khi ngủ không được ngửa mặt lên trời mà buộc phải nằm nghiêng, co chân lại, hay thường xuyên phải đọc "nữ huấn" hay "nữ giáo kinh". Tất nhiên, tất cả sự chỉ dạy này đều đến từ các cung nữ già.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Những người này có quyền hành rất lớn, nhiều người tính tình lại nóng nảy, nên các cung nữ trẻ luôn là nơi để họ trút giận mà không cần lý do. Họ có thể đánh, phạt các cung nữ khác bất cứ lúc nào. Nếu bị đánh thì chỉ đau một lúc, còn nếu bị phạt quỳ ở góc tường thì không biết sẽ phải quỳ bao nhiêu thời gian. Tuy nhiên, ở thời nhà Đường thì tiến bộ hơn, khi triều đình còn lập hẳn một học viện chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao.

Cấp bậc cung nữ quy định vị trí quyền hạn và công việc phải làm

Theo ghi chép trong "Hà Thanh Tân Lệnh", cuốn sách lịch sử Trung Quốc từ thời Bắc Tề (thế kỷ 6) trở đi, thì số lượng, quy cách, cấp bậc của cung nữ chốn hậu cung mỗi triều đại đều có sự khác nhau, nhưng nhìn chung được phân thành "ngũ đẳng". Tuy nhiên, đa phần việc phân cấp cung nữ chỉ nổi trội nhất ở thời nhà Đường, dựa vào sự bất đồng về địa vị, ta có thể phân chia cung nữ Đường triều thành hai nhóm.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Nhóm nữ quan có phẩm cấp thì đa số là những cung nữ được quan lại tiến cung, xinh đẹp, hoặc có tài năng thiên bẩm và gia cảnh hiền lành thanh sạch không vướng phải tội gì. Những người này họ được gọi là nữ quan hoặc cung quan, được sắc phong từ hàng nhất phẩm đến cửu phẩm và có cơ hội lớn nhất là được trở thành phi tần của Hoàng đế.

Còn lại, ở nhóm thứ hai là những cung nữ bình thường, là tội nhân hoặc những cô gái không có gì đặc biệt, họ chỉ đáp ứng đúng một nhiệm vụ trong cung đó là làm việc chân tay nặng nhọc, cuộc đời vùi lấp mà không được ai để ý đến. Thậm chí đến khi qua đời thì bia mộ cũng không được khắc tên.

Công việc vất vả, cực nhọc và những hình phạt cay độc

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiệm vụ quan trọng của các cung nữ là phục vụ hoàng thượng và các hậu phi. Để thỏa mãn được những nhu cầu về một cuộc sống an nhàn, xa xỉ cho chủ nhân thì phạm vi công việc của họ gồm chăm lo ăn, ở, quần áo, đi lại. Chưa kể, không chỉ hầu hạ các bậc vua chúa, bà hoàng, cung nữ mới vào còn phải phục vụ các cung nữ già tất cả công việc cá nhân hàng ngày như rửa mặt, chải đầu, rửa chân, tắm táp…

Nhưng kinh hãi và tàn bạo nhất chính là sự ngược đãi và những hình phạt vô nhân tính dành cho họ. Những cung nữ vi phạm quy định thường sẽ phải chịu hình phạt "Đề linh". Ban đêm, cung nữ bị phạt phải đi từ cung này đến cung khác, đi từng bước chậm rãi, mưa gió cũng không được dừng lại, vừa đi vừa cao giọng hát "Thiên Hạ thái bình", âm thanh phải mềm mại ngân dài như tiếng chuông.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Hình phạt "Bản trước" là cung nữ bị phạt, đứng mặt hướng về phía Bắc, sau đó cúi gập người hai tay ôm hai chân, giữ tư thế này trong thời gian một canh giờ. Đa phần các cung nữ bị phạt đều hoa mắt chóng mặt, ngất lăn ra đất. Đau đớn hơn là khi đau ốm thì các cung nữ cũng như tù nhân hay phế nhân, họ không được khám chữa bệnh, chỉ dựa vào may mắn mà duy trì sự sống hoặc chờ đợi cái chết.

Án chung thân sau bức tường thành

Cung nữ đã vào cung thường không có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường, thậm chí không được rời cung nửa bước. Nếu làm trái với quy định, sẽ khó thoát tội chém đầu hoặc đày ra biên ải. Do luật lệ hà khắc như vậy nên đa phần cung nữ đều cam phận trong cung, làm việc khổ cực hết ngày này qua ngày khác. Cuộc sống vất vả của các cung nữ cứ thế mà trôi đi, trừ khi có nhiệm vụ đặc biệt họ mới được xuất cung, còn không họ sẽ lặng lẽ và cô độc sống trong bốn bức tường thành đến khi đã già thì hoặc được phép đi tu, hay bị điều tới lăng mộ của tiên hoàng để đèn nhang hằng ngày, kết thúc quãng đời đau khổ của mình.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 7.

(Ảnh minh họa)

Và khi chết đi thì không ai biết họ là ai, bên cạnh không có lấy một người thân. Họ chỉ được chôn cất vội vàng mà bia mộ không được khắc tên họ, hoặc cay đắng hơn là xác bị vứt vội vàng trong những chiếc giếng ở hậu cung.

Một số triều đại có ngoại lệ, cho phép cung nữ xuất cung khi mãn hạn. Như triều Thanh quy định, cung nữ làm việc tròn 10 năm thì có thể được xuất cung, tự do cưới chồng. Ngoài ra, một vài triều đại còn có chính sách thả cung nữ sau khi hoàng đế băng hà, hay có những trường hợp cung nữ xuất cung như gặp thiên tai hoặc hoàng đế mới kế vị thường sẽ giải phóng tự do một bộ phận cung nữ như thời nhà Đường. Nhưng đau đớn nhất vẫn là những triệu đại có quy định tuẫn táng cung nữ theo Hoàng đế vừa băng hà, những khi đó nỗi đau và nước mắt không sao kể xiết.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 8.

(Ảnh minh họa)

Được Hoàng đế sủng ái – một con dao hai lưỡi

Với Hoàng đế, họ không có ràng buộc vợ chồng chính thức nhưng lại có thể có mối quan hệ tình ái hợp pháp với cung nữ. Cung nữ chốn hậu cung nhiều không đếm xuể, hoàng đế không thể để mắt đến từng người, nên thường thì các cung nữ chỉ được hoàng đế lưu tâm trong những khoảnh khắc hết sức ngẫu nhiên. Tất nhiên, với những cung nữ được Hoàng đế để ý là một điều may mắn, tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với chuyện họ đương đầu với những hiểm nguy chốn hậu cung xoay quanh hai chữ "ghen tuông" hay "tranh sủng" với chính những chủ nhân mà họ hầu hạ ngày nào, từ phi tần cho đến Hoàng hậu.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 9.

(Ảnh minh họa)

Như chuyện Lý Phượng Nương – vợ của Quang Tông Hoàng đế triều Nam Tống đã chặt đứt một cánh tay của cung nữ để làm quà tặng cho chồng chỉ vì chồng mình vô tình khen đôi bàn tay của cung nữ kia trắng trẻo, mượt mà như một báu vật. Khắc nghiệt là thế, vì vậy, một số cung nữ dù được Hoàng đế để ý cũng tìm cách lãng tránh vì họ không dám đánh đổi hay đương đầu với những trò "đánh ghen" tàn khốc chốn thâm cung, chỉ cần liếc mắt đưa tình một chút thôi cũng mất mạng như chơi.

Se duyên bầu bạn cùng… thái giám

Không khác gì các cung nữ, những thái giám nhập cung cũng có số phận tương tự. Vì thế, lâu ngày hai thân phận bị vùi dập này mới bầu bạn với nhau, thậm chí là hình thành mối quan hệ "đối thực" mà thề nguyện sống bên nhau trọn đời để khỏa lấp đi nỗi cô đơn lạnh lẽo chốn thâm cung. Tất nhiên, mối quan hệ "đối thực" này chỉ đơn giản là hoạn quan và cung nữ cùng nhau ăn cơm chứ không ngủ chung, cũng không bao gồm chuyện giường chiếu.

Sự thật sau cánh cửa hoàng cung xưa: Cung nữ ngủ không được ngửa mặt, bỏ trôi thanh xuân trong cảnh lạnh lùng - Ảnh 10.

(Ảnh minh họa)

Đôi khi họ khắng khít tới nỗi ân tình còn sâu đậm hơn cả những đôi vợ chồng bình thường, họ thề nguyện chung thủy trọn đời với nhau, nếu một người không may chết trước, thì người còn lại sẽ không đi bước nữa. Và tới ngày giỗ của người xấu số, người còn sống sẽ tưởng nhớ mà thắp hương, cũng có người không ngăn được giọt nước mắt cho người bạn đời và tiếc thương cho thân phận trắc trở khốn cùng của nhau.

Kiểu quan hệ này từng được ghi lại trong cuốn "Cung từ" thời Tùy – Đường. Tới Minh triều, "đối thực" càng trở nên phổ biến, tuy nhiên hành vi này, từng bị Hoàng đế căm ghét mà ban lệnh cấm hai đối tượng trên kết đôi, nếu bắt được sẽ bị lột da. Tới năm Vĩnh Lạc đế tại vị, lệnh cấm này mới được bác bỏ.

(Nguồn: Sina, Qulishi, Baidu)

Chia sẻ