Sốc với “phở gián”, “bún thạch sùng” ở Hà Nội
Nhiều thực khách đã kinh khiếp khi ăn phải những món có “công thức” chế biến kinh hoàng” Phở nêm gián, thạch sùng, dây chun, tăm, ruồi… Công nghệ chế biến đồ ăn siêu bẩn đã và đang khiến người tiêu dùng lao đao.
Một bát phở… hai con gián
Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán vỉa hè từ lâu đã là hồi chuông cảnh báo tới người tiêu dùng. Văn hóa quán xá là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nhưng cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người dân bởi những công thức chế biến siêu bẩn. Các món ăn có nêm thêm gián, rác rưởi, thạch sùng, dây chun, ruồi… là chuyện “thường ngày ở huyện”. Không ít người dở khóc dở cười khi gặp phải tình huống đi ăn phở lại ăn phải gián hay ăn lẩu ở nhà hàng gắp phải… chun buộc tóc…
Một quán phở vừa hết hàng, bẩn kinh hoàng.
Chị Nga (phố Chùa Hà, Cầu Giấy) vẫn chưa hết kinh hãi khi kể lại bữa ăn “sợ nhất trong đời” của mình với một bát phở hai con gián. Chị Nga kể hôm đó chị dậy muộn nên ra ngoài ăn phở để đi làm cho kịp giờ. Tại một quán phở trên phố Chùa Hà, chị gọi một bát phở bò, mới ăn được 2 miếng chị đã hãi hùng phát hiện trong bát phở có tới hai con gián. Quá sợ, chị Nga quăng đũa và nôn ọe. Thấy vậy, bà chủ quán nhanh nhảu đến phân bua: “Em thông cảm hôm qua dọn hàng về muộn quên không cất nồi nước dùng kĩ”. Như vậy, theo giải thích của bà chủ hàng quán, hai con gián có nguồn gốc từ nồi nước dùng vì cả đêm không được đậy kín trong ngôi nhà ẩm thấp. Việc các loại côn trùng vào “tắm” rồi “bỏ mạng” trong nồi nước dùng của bà chủ này là điều dễ hiểu. Kể từ lần đó, chị Nga đã “thề không ra hàng quán ăn dù có phải chết đói”.
Anh Quân (quê Hà Nam) đang ở trọ khu 175 Xuân Thủy, Hà Nội còn gặp trường hợp oái oăm hơn. Hôm đó là sinh nhật anh nên anh chủ định mời bạn đi ăn lẩu vịt trên phố Nguyễn Phong Sắc. Không khí đang vui vẻ bỗng chị Hương, người yêu anh Quân, phát hiện trong nồi lẩu vịt có hẳn một cái chun nịt rất to màu đen. Theo suy luận của cả nhóm thì chiếc chun này có xuất xứ từ rau cần, rau cải ăn kèm với lẩu. Khi rửa rau các nhân viên đã không chú ý nhặt ra. Sợi chun oái oăm khiến cả nhóm phải ngừng cuộc vui sớm. Oái oăm hơn, khi kiến nghị lên bà chủ quán thì bà phát biểu một câu xanh rờn: “Ăn nữa thì ăn không ăn thì biến” khiến hội bạn anh Quân vô cùng bức xúc vì cách hành xử thiếu văn hóa này.
Điều kiện vệ sinh của các hàng quán lâu nay luôn là vấn đề nhức nhối được người tiêu dùng quan tâm. Thịt bò phơi giữa đường để “ăn bụi”, “thu hút ruồi”, bún đậu bán giữa đường lớn – đĩa khách ăn xong không rửa, rau rửa không sạch lẫn rác rưởi là thường, tương ớt “3 không”, dầu ăn lấy lại của các nhà hàng có thể gây ung thư, bánh bao nhân thịt bẩn, dừa ủng hô biến thành dừa ngon,… là những vấn nạn còn tồn tại dai dẳng và “ám hại” người tiêu dùng.
Hết thời của thượng đế
Đã đến lúc người Việt cần có trách nhiệm hơn với thói quen ăn uống của mình để loại bỏ hàng quán ăn “bẩn” để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Có một điều lạ ở Việt Nam đó là dù hàng quán đó có bẩn đến mấy hoặc đã từng bị lên án vì dùng thịt bẩn chế biến, trong đồ ăn có ruồi, gián… thì vẫn có khách tới ăn. Chính vì tâm lý “trăm người bán vạn người mua” nên các chủ hàng cũng không cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm bán ra.
Hàng quán vẫn đông khách dù có bẩn.
Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết có lần chị đi ăn bún chả thì phát hiện ruồi trong bát, phản ánh với bà chủ thì bà này nói: “Đưa tiền đây rồi lần sau không đến cũng mặc”. Chưa hết, bà này còn liên tiếp nói những câu tục tĩu, phản cảm để mắng chị Hoa.
Anh Tài (Cầu Giấy) chia sẻ: “Khách hàng bây giờ không còn là thượng đế nữa rồi” khi mà các cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội vẫn đông nghịt khách mặc dù chất lượng đồ ăn rất bình thường nếu không muốn nói là rất mất vệ sinh. Vì vậy mới có sự ra đời của các loại “bún mắng”, “cháo chửi” và hiệu ứng “càng chửi càng đông”…
“Tôi đã từng đi ăn ở một quán bún ngan trên đường Tống Duy Tân; Bà chủ quán ra sức chửi mà các vị khách hàng vẫn cứ lầm lũi ăn vì họ nghĩ chắc bà chủ ấy chửi người khác thôi. Tại sao mình cũng bỏ tiền ra ăn mà không chọn nhưng quán ăn sạch sẽ và dễ chịu hơn”- anh Tài chia sẻ.
Một người tiêu dùng thông minh chắc chắn sẽ biết tìm đến nơi có thể mua được sản phẩm xứng đáng với khoản tiền mình bỏ ra, trong một môi trường mua bán văn minh, lịch sự.
Tình trạng mất vệ sinh thực phẩm ở các hàng quán vỉa hè từ lâu đã là hồi chuông cảnh báo tới người tiêu dùng. Văn hóa quán xá là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nhưng cũng là nỗi kinh hoàng của nhiều người dân bởi những công thức chế biến siêu bẩn. Các món ăn có nêm thêm gián, rác rưởi, thạch sùng, dây chun, ruồi… là chuyện “thường ngày ở huyện”. Không ít người dở khóc dở cười khi gặp phải tình huống đi ăn phở lại ăn phải gián hay ăn lẩu ở nhà hàng gắp phải… chun buộc tóc…
Một quán phở vừa hết hàng, bẩn kinh hoàng.
Chị Nga (phố Chùa Hà, Cầu Giấy) vẫn chưa hết kinh hãi khi kể lại bữa ăn “sợ nhất trong đời” của mình với một bát phở hai con gián. Chị Nga kể hôm đó chị dậy muộn nên ra ngoài ăn phở để đi làm cho kịp giờ. Tại một quán phở trên phố Chùa Hà, chị gọi một bát phở bò, mới ăn được 2 miếng chị đã hãi hùng phát hiện trong bát phở có tới hai con gián. Quá sợ, chị Nga quăng đũa và nôn ọe. Thấy vậy, bà chủ quán nhanh nhảu đến phân bua: “Em thông cảm hôm qua dọn hàng về muộn quên không cất nồi nước dùng kĩ”. Như vậy, theo giải thích của bà chủ hàng quán, hai con gián có nguồn gốc từ nồi nước dùng vì cả đêm không được đậy kín trong ngôi nhà ẩm thấp. Việc các loại côn trùng vào “tắm” rồi “bỏ mạng” trong nồi nước dùng của bà chủ này là điều dễ hiểu. Kể từ lần đó, chị Nga đã “thề không ra hàng quán ăn dù có phải chết đói”.
Anh Quân (quê Hà Nam) đang ở trọ khu 175 Xuân Thủy, Hà Nội còn gặp trường hợp oái oăm hơn. Hôm đó là sinh nhật anh nên anh chủ định mời bạn đi ăn lẩu vịt trên phố Nguyễn Phong Sắc. Không khí đang vui vẻ bỗng chị Hương, người yêu anh Quân, phát hiện trong nồi lẩu vịt có hẳn một cái chun nịt rất to màu đen. Theo suy luận của cả nhóm thì chiếc chun này có xuất xứ từ rau cần, rau cải ăn kèm với lẩu. Khi rửa rau các nhân viên đã không chú ý nhặt ra. Sợi chun oái oăm khiến cả nhóm phải ngừng cuộc vui sớm. Oái oăm hơn, khi kiến nghị lên bà chủ quán thì bà phát biểu một câu xanh rờn: “Ăn nữa thì ăn không ăn thì biến” khiến hội bạn anh Quân vô cùng bức xúc vì cách hành xử thiếu văn hóa này.
Điều kiện vệ sinh của các hàng quán lâu nay luôn là vấn đề nhức nhối được người tiêu dùng quan tâm. Thịt bò phơi giữa đường để “ăn bụi”, “thu hút ruồi”, bún đậu bán giữa đường lớn – đĩa khách ăn xong không rửa, rau rửa không sạch lẫn rác rưởi là thường, tương ớt “3 không”, dầu ăn lấy lại của các nhà hàng có thể gây ung thư, bánh bao nhân thịt bẩn, dừa ủng hô biến thành dừa ngon,… là những vấn nạn còn tồn tại dai dẳng và “ám hại” người tiêu dùng.
Hết thời của thượng đế
Đã đến lúc người Việt cần có trách nhiệm hơn với thói quen ăn uống của mình để loại bỏ hàng quán ăn “bẩn” để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Có một điều lạ ở Việt Nam đó là dù hàng quán đó có bẩn đến mấy hoặc đã từng bị lên án vì dùng thịt bẩn chế biến, trong đồ ăn có ruồi, gián… thì vẫn có khách tới ăn. Chính vì tâm lý “trăm người bán vạn người mua” nên các chủ hàng cũng không cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm bán ra.
Hàng quán vẫn đông khách dù có bẩn.
Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết có lần chị đi ăn bún chả thì phát hiện ruồi trong bát, phản ánh với bà chủ thì bà này nói: “Đưa tiền đây rồi lần sau không đến cũng mặc”. Chưa hết, bà này còn liên tiếp nói những câu tục tĩu, phản cảm để mắng chị Hoa.
Anh Tài (Cầu Giấy) chia sẻ: “Khách hàng bây giờ không còn là thượng đế nữa rồi” khi mà các cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội vẫn đông nghịt khách mặc dù chất lượng đồ ăn rất bình thường nếu không muốn nói là rất mất vệ sinh. Vì vậy mới có sự ra đời của các loại “bún mắng”, “cháo chửi” và hiệu ứng “càng chửi càng đông”…
“Tôi đã từng đi ăn ở một quán bún ngan trên đường Tống Duy Tân; Bà chủ quán ra sức chửi mà các vị khách hàng vẫn cứ lầm lũi ăn vì họ nghĩ chắc bà chủ ấy chửi người khác thôi. Tại sao mình cũng bỏ tiền ra ăn mà không chọn nhưng quán ăn sạch sẽ và dễ chịu hơn”- anh Tài chia sẻ.
Một người tiêu dùng thông minh chắc chắn sẽ biết tìm đến nơi có thể mua được sản phẩm xứng đáng với khoản tiền mình bỏ ra, trong một môi trường mua bán văn minh, lịch sự.