Sinh vật lạ "tấn công"... người Việt
Từ cuối năm 2012 đến nay, "sinh vật lạ giống đỉa" đã được phát hiện ở rất nhiều nơi, gây hoang mang lo lắng cho người dân.
Cũng theo bà Phụng, khi mua bộ quần áo này, con gái của bà cứ nghĩ các mối chỉ may không khéo nên bề mặt xù xì, không ngờ đấy là do các sinh vật lạ bị ép khô trong vải. Sau khi đổ thau nước giặt ấy đi, bộ quần áo không còn xù xì nữa. Theo ông Ngô Đình Thi (chồng bà Phụng), với kinh nghiệm làm nông hơn 40 năm của mình, ông thấy sinh vật lạ này giống như loài đỉa. “Nhưng nó lớn rất nhanh đẻ cũng rất nhanh. Chỉ sau một ngày đêm, từ con vật bằng đầu que tăm lớn gần bằng đầu đũa và đẻ trứng màu trắng hình bầu dục” - ông Thi cho biết.
Sau khi lấy bộ quần áo ra ngoài, bà Phụng đã dùng thuốc diệt muỗi và thuốc diệt cỏ đổ vào thau nước đang dày đặc loài sinh vật này nhưng quái lạ là chúng không hề chết. Sau khi đổ loài sinh vật giống như đỉa xuống một cái hố do nhà bà mới đào, bà Phụng phải thuê thợ xây bê tông bịt kín miệng hố.
Nhiều sinh vật lạ giống đỉa trong bộ quần áo may sẵn do bà Nguyễn Thị Phụng
(huyện Phú Hòa - Phú Yên) mới mua về.
Lúc nhúc trong miếng giẻ rửa bát
Ngày 23/1, đại diện UBND và Trạm y tế P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đến kiểm tra, lập biên bản ghi nhận có nhiều "sinh vật lạ" trông giống đỉa (nhưng có lông và có chân) trong miếng rửa chén hiệu Hua Da (không rõ nguồn gốc) tại nhà bà Lê Thị Thọ trên đường Lê Văn Tám.
Trước đó, tối 22/1, em Trần Phương Linh (16 tuổi, con gái bà Thọ) rửa chén thì thấy hàng trăm con "sinh vật lạ" lúc nhúc từ trong miếng rửa chén (nhỏ bằng đầu tăm) bò ra.
Linh gọi và chỉ cho bà Thọ. Sau đó bà Thọ dùng muối bỏ vào nhưng không diệt được những "sinh vật lạ" này, sau đó bà bỏ vào bịch ni lông buộc lại và để ra đường…
Chỉ là ấu trùng ruồi giả ong
PGS-TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngày 24-1 cho biết viện này đã có kết luận mẫu “sinh vật lạ” trong áo quần may mặc sẵn phát hiện tại nhà bà Nguyễn Thị Phụng ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Phú Hòa - Phú Yên.
Theo đó, đây là ấu trùng của 2 loại ruồi thuộc họ ruồi giả ong, thường xuất hiện ở những nơi ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
Ông Cảnh cũng cho biết đã là loài ruồi thì tất nhiên có thể mang theo các mầm bệnh, vi sinh vật gây bệnh nhưng mức độ nguy hiểm của ruồi giả ong không phải là đặc biệt nghiêm trọng. Nếu tiếp xúc với ấu trùng thì không ảnh hưởng gì lắm đến sức khỏe nên người dân không phải lo lắng, hoang mang.
Tuy nhiên, cũng theo ông Cảnh, đây chỉ là kiểm nghiệm trên mẫu được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn gửi đến để trưng cầu. Viện chưa đến tận nơi lấy mẫu nên chưa thể xác định mức độ ô nhiễm cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xã Hòa Hiệp Nam ra sao. Cũng vì thế, viện chưa thể xác định được nguồn gốc xuất hiện những ấu trùng này là từ đâu.
Về việc gia đình bà Phụng đã dùng các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu để ngâm nhưng ấu trùng không chết, ông Cảnh giải thích môi trường sống của loài ruồi cũng như ấu trùng này vốn đã bị ô nhiễm nên đã tạo cho chúng sự thích ứng với các loại thuốc độc. Tuy nhiên, nếu ngâm vào nước sạch thì có thể ấu trùng chết ngay.