Sinh thường – sinh mổ kiểu gì cũng khổ như nhau!
Sinh thường và sinh mổ là 2 câu hỏi mẹ bầu luôn băn khoăn trong suốt thời gian mang thai. Sinh thường tốt hơn hay sinh mổ tốt hơn luôn được đặt ra nhưng mục đích cuối cùng là em bé chào đời an toàn nhất.
Sinh mổ được bác sĩ chỉ định khi nhận thấy sinh thường quá nhiều rủi ro ví dụ như: bé sinh đôi, mẹ bị tiểu đường hoặc cao huyết áp thai kì hoặc mẹ bị một số bệnh có thể lây sang bé trong quá trình chuyển dạ hoặc gặp vấn đề với nhau thai… Nhiều bác sĩ phải chỉ định mổ cho mẹ vì lý do như sức khỏe mẹ không được đảm bảo, mẹ chuyển dạ mà bé bị ngạt… Mặc dù với hệ thống y tế hiện nay, việc mổ đẻ khá an toàn tuy nhiên thực tế, sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn khi người mẹ phải mở ổ bụng, tử cung ra để đưa bé ra ngoài, điều này được coi là khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều so với sinh thường.
Vậy sinh mổ và sinh thường có những ưu và nhược điểm ra sao đối với sức khỏe của mẹ và bé? Hãy cũng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây các mẹ nhé!
Sinh thường – tốt nhất cho mẹ và bé
Để sinh thường, người mẹ phải vượt qua quá trình chuyển dạ rất đau đớn, mệt mỏi và kiệt sức. Nhiều mẹ chia sẻ rằng, trong quá trình chuyển dạ, mẹ đã đau đớn quá nhiều rồi nên khi khâu (khâu sống, không thuốc tê) mẹ không còn cảm thấy gì nữa. Sinh thường, chi phí các mẹ phải bỏ ra ít hơn so với sinh mổ, thời gian nằm viện cũng được ít hơn, và mẹ sẽ được cho con bú sớm hơn. Hơn nữa, khi mẹ đã tránh được ca phẫu thuật lớn sẽ giảm nguy cơ như chảy máu nghiêm trọng, sẹo, nhiễm trùng, phản ứng gây mê và đau dai dẳng hơn.
Nhược điểm của sinh thường có thể kể đến là trong lúc bé đi qua âm đạo, các da, mô, niêm mạc rất dễ bị rách, nếu vết rách kéo dài và nghiêm trọng, mẹ sẽ phải khâu hoặc điều này cũng làm suy yếu hoặc chấn thương vùng cơ vùng chậu kiểm soát chức năng ruột và tiểu tiện. Một số phụ nữ sinh thường có nhiều khả năng sẽ bị gặp các vấn đề liên quan tới việc són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười. Số ít một bộ phận phụ nữ sinh thường bị đau kéo dài ở đáy chậu và vùng giữa âm đạo, hậu môn.
Đối với bé, lợi ích khi sinh thường là rất nhiều, ngoài việc bé được da tiếp da với mẹ sớm hơn, được bú sớm hơn, bé còn được đẩy hết chất lỏng có ở phổi khi chuyển dạ giúp bé có khả năng ít bị các vấn đề hô hấp khi sinh. Các bé sinh thường cũng nhận được rất nhiều các vi khuẩn có lợi nhờ mẹ truyền cho, điều này có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bé, bảo vệ các bệnh đường ruột về sau này. Tuy nhiên nếu chuyển dạ quá lâu, hoặc em bé quá to, một trong những rủi ro bé có thể gặp phải là bị thương trong quá trình sinh nở như: bầm tím, xương đòn bị gãy ( theo Đại học Y Stanfort)
Sinh mổ - Lựa chọn sau phương án sinh thường
Nhược điểm của sinh mổ là mẹ sẽ phải ở bệnh viện lâu và quá trình sinh tốn kém hơn. Phần lớn các mẹ sinh mổ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn hơn sau quá trình sinh mổ, nguy cơ như nhiễm trùng chỗ rạch, đau nhức cũng kéo dài. Sau 1 ca phẫu thuật lớn rất nhiều các nguy cơ như mất máu, nhiễm trùng, ruột bàng quang có thể bị thương trong quá trình phẫu thật, cục máu đông có thể hình thành.
Thời gian phục hồi sau sinh của mẹ cũng khá dài vì sẽ bị đau, khó chịu ở bụng hơn vì da và dây thần kinh quanh vết sẹo cần thời gian ít nhất 2 tháng.
Hơn nữa, tỷ lệ mẹ sinh mổ ở lần mang thai sau cũng sẽ cao hơn và trong lần mang thai sau nguy cơ bất thường nhau thai, vỡ tử cung tăng lên với phụ nữ đã từng sinh mổ.
Với bé, việc mổ lấy thau có thể dễ làm bé khó thở sau khi sinh và trong thời kì thơ ấu ( bệnh suyễn). có một số nghiên cứu nhỏ cũng đưa ra mối quan hệ giữa việc sinh mổ và nguy cơ béo phì ở bé. Có thể có lời giải thích rẵng, nhiều phụ nữ béo phì và tiểu đường thai kì thì dễ dàng bị chỉ định sinh mổ hơn
Sinh thường hay sinh mổ đều phải bổ sung sắt và canxi
Trong suốt quá trình mang thai nhu cầu canxi cho cơ thể tăng lên, nếu không cung cấp đủ sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, đau nhức xương khớp, chuột rút và nguy hiểm hơn nếu thai nhi thiếu canxi sẽ khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương và biến dạng xương, thấp còi…..
Cũng giống như canxi, sắt cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, khi mang thai, cơ thể người mẹ phải sản xuất nhiều máu hơn để nuôi thai nhi cũng như duy trì hoạt động bình thường ở cơ thể mẹ vì thế cần thiết phải bổ sung thêm chất sắt để tạo máu, hỗ trợ sự tăng trưởng cho thai nhi. Nếu cơ thể không hấp thụ được chất sắt qua chế độ ăn uống hàng ngày, cơ thể sẽ phải sử dụng đến lượng sắt dự trữ từ đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bà bầu không bổ sung kịp thời, đủ và đúng thì rất dễ xảy ra tình trạng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Hơn nữa trong quá trình vượt cạn, mẹ mất một lượng máu khá nhiều nên cần có một lượng sắt dự trữ để mẹ tạo máu sau khi sinh con. Không chỉ vậy, sau khi sinh bé, mẹ nên bổ sung sắt ít nhất tới 3 tháng sau sinh.
Do vậy, dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng cần chú ý đảm bảo nhu cầu về sắt và canxi cho mẹ trước và sau sinh, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi và có chế độ ăn phù hợp. Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, lành mạnh và bổ dưỡng, ăn đa dạng các loại thức ăn để tạo cảm giác ngon miệng cũng như đảm bảo dưỡng chất. Cần duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học ngay cả sau khi sinh con để đảm bảo sức khỏe cũng như lượng sữa cho bé bú. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ và chuyên gia để bổ sung sắt và canxi từ các nguồn khác như thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Thuốc sắt nước Fogyma dành cho người thiếu máu thiếu sắt
Fogyma với thành phần Sắt (III) Hydroxide Polymaltose ( sắt nguyên tố: 50mg) được khuyên dùng và bác sĩ kê đơn trong việc phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở các đối tượng như: phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người suy dinh dưỡng, người bệnh sau phẫu thuật, trẻ em thiếu máu do thiếu sắt, chậm lớn, còi cọc…
Sản phẩm được bán tại nhiều nhà thuốc và tin tưởng, người dùng đánh giá cao.
Đơn vị chịu trách nhiệm trên thị trường:
Công ty TNHH DƯỢC PHẨM VNP – Số 91+92 Lô A3, khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Website: https://fogyma.vn hotline: 1900545518
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.