Sau 30 tuổi, điều tỉnh táo nhất là học đúng phép cộng trừ: Biết sàng lọc 5 thứ và tích lũy 2 điều, bạn sẽ thấy cuộc đời ‘sang trang’
Khi còn trẻ, chúng ta luôn khao khát có nhiều hơn, nhưng trải nghiệm ngày càng nhiều, bạn sẽ thấy: Sự gia tăng của cải vật chất không mang lại hạnh phúc mà trái lại khiến con người rơi vào vòng xoáy không thể thoát ra được.
Tuổi 30 là bước ngoặt không chỉ mang ý nghĩa mỗi người đã trưởng thành hơn về mặt trí tuệ mà còn là giai đoạn chúng ta cần học cách tối ưu hóa và nâng cấp bản thân hơn trước. Có người từng nói rằng cuộc đời sau tuổi 30 giống như tách trà nóng trên tay, trước đó phải qua thời gian chắt lọc, hương thơm sảng khoái mới đọng lại và vị ngọt mới được nếm.
Phép trừ: “Sàng lọc” ngay 5 thứ, cuộc sống ắt đi lên
Bạn muốn sống cuộc sống như thế nào không phụ thuộc vào khả năng, mà phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Sau 30 tuổi, thời gian và sức lực càng trở nên quý giá, không thể bị lãng phí. Cách hiệu quả nhất để làm cho cuộc sống hạnh phúc là lọc bỏ những thứ không cần thiết, không phù hợp và không còn thoải mái.
1. Mối quan hệ
Sau khi bước vào tuổi trung niên, chúng tôi tham gia các bữa tiệc tối ngày càng nhiều, xấp danh thiếp nhận được ngày càng dày. Nhưng đến một thời điểm, bạn sẽ dần hiểu ra: Chất lượng của tình bạn quan trọng hơn nhiều so với số lượng.
Nhà tâm lý học Robin Dunbar tin rằng một người chỉ có thể duy trì liên lạc ổn định với hơn 150 người trong đời và số lượng bạn thân sâu sắc tối đa là 20 người.
(Ảnh minh họa)
Sau 30 tuổi, sức người là có hạn, giao du với quá nhiều người chỉ làm cuộc sống của bạn thêm rối loạn, quá tải. Hãy học cách sàng lọc vòng tròn quan hệ và cắt bỏ những mối liên hệ không còn phù hợp nữa, thay vào đó là kết giao với những người hiểu và có “tần số” tương thích với bạn.
2. Tư duy
Inamori Kazuo đưa ra một công thức rất nổi tiếng: Thành công = Cách suy nghĩ X Nhiệt huyết X Năng lực.
Khi một người bước qua tuổi 30, muốn thành công thì không thể thiếu nhiệt huyết và năng lực. Nhưng yếu tố chính quan trọng nhất là suy nghĩ. Nếu cách tư duy đúng thì khó khăn đến đâu, nỗ lực 1 nửa vẫn thu về kết quả đáng kể, ngược lại nếu suy nghĩ sai ngay từ đầu, càng chăm chỉ càng dễ thất bại.
(Ảnh minh họa)
Tôi từng nghe câu nói: "Cái gọi là số mệnh, chính là cách nhìn nhận vấn đề và cách làm của một người, và chúng quyết định cả cuộc đời của một người."
Để đương đầu với những chặng đường khó khăn phía trước, bước đầu tiên vẫn là tìm ra tư duy đúng đắn. Suy nghĩ sâu hơn, học cách đồng cảm, đổi mới và thích nghi, tìm ra các phương pháp mới mới có thể giúp bạn làm nên thành tựu.
3. Cảm xúc tiêu cực
Giữa bộn bề của cuộc sống, ai cũng tích tụ trong mình những năng lượng tiêu cực. Gánh nặng trên người ngày càng nặng, trách nhiệm ngày càng cao, sự sụp đổ có thể đến trong một tích tắc: Tắc đường khi đi làm, bị đồng nghiệp gây khó dễ, cãi nhau với vợ/chồng ở nhà…
Một khi cảm xúc bùng cháy, chuyện nhỏ có thể thành chuyện lớn, cuối cùng làm xáo trộn cuộc sống yên bình.
Diễn giả người Mỹ Tony Robbins từng nói: “Chìa khóa của cuộc sống là biết chế ngự sức mạnh của nỗi đau và hạnh phúc, không để bị chúng chống lại mình”.
Sau 30 tuổi, học cách chắt lọc cảm xúc tiêu cực để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống càng trở nên quan trọng. Khi bạn cáu kỉnh, hãy chạy bộ xuống cầu thang hoặc đi bộ ở nơi thoáng đãng. Khi bạn buồn, hãy thử đọc một cuốn sách hay, xem một bộ phim và chuyển sự chú ý của bạn sang điều gì đó mà bạn yêu thích.
Chỉ bằng cách giữ bình tĩnh mọi lúc, chúng ta mới có thể đối phó với mọi cơn bão trong đời một cách tỉnh táo và nắm chắc tương lai của mình
4. Ham muốn xa xỉ
Tác giả truyện tranh nổi tiếng Trung Quốc Cai Zhizhong đã mua xe hơi và nhà sang trọng khi còn trẻ và từng sở hữu 10 bất động sản. Nhưng vật chất ngày càng nhiều, trong lòng anh lại càng mệt mỏi.
Sau đó, Cai Zhizhong nhận ra rằng trong khi theo đuổi những ham muốn vật chất, những ham muốn vật chất cũng đang chiếm hữu bạn. Vậy nên anh bắt đầu giảm bớt nhu cầu mua sắm, ăn uống giản dị, cả năm mặc vài bộ áo sơ mi trắng. Zhizhong dành hết năng lượng để đọc, viết và vẽ tranh, sống một cuộc sống đầy đủ từ tâm trí và ung dung tự tại.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epicurus từng nói: "Những người không thể hài lòng với những điều nhỏ nhặt, thì không có số lượng lớn nào có thể làm họ hài lòng."
(Ảnh minh họa)
Khi còn trẻ, chúng ta luôn khao khát có nhiều hơn, nhưng khi trải nghiệm ngày càng nhiều, bạn sẽ thấy: Sự gia tăng của cải vật chất không mang lại hạnh phúc mà trái lại khiến con người rơi vào ham muốn không thể thoát ra được.
Hơn 30 tuổi, sống khiêm tốn, kiềm chế mong muốn tiêu xài và từ bỏ lòng tham có được tất cả những gì mình muốn là cách để cuộc sống của bạn giá trị, đầy đủ đúng nghĩa.
5. Lời đàm tiếu, chỉ trích
Khi con người gần đến tuổi trung niên, thế giới mà họ tiếp xúc rộng lớn hơn, gặp gỡ nhiều người và nhiều thứ phải đối mặt hơn. Dù bạn ở đâu, bạn cũng không thể thoát khỏi những lời đàm tiếu và chỉ trích từ người khác. Nếu bạn quá quan tâm đến thái độ của họ, nó sẽ trở thành một loại ám ảnh khiến bạn không thể tiến lên phía trước.
Có người từng hỏi nhà văn Trung Quốc Feng Tang rằng ông nghĩ gì về đánh giá từ người ngoài, ông đáp: “Những bình luận tốt xấu kia không phải chuyện của mình, đều là chuyện của bọn họ”.
Nếu một người muốn sống tự do trong cuộc đời này, chắc chắn phải có can đảm để suy nghĩ rằng "không phải việc của tôi". Không ai có thể ngăn cản bình luận của người khác, nhưng bạn có thể chọn không nghe. Phản ứng tốt nhất trước những lời gièm pha bên ngoài chính là tự tin và hoàn toàn có thể đề cao bản thân.
Sau 30 tuổi, hãy học cách lọc đi những ồn ào của xã hội, tập trung vào bản thân và trở thành nhân vật chính trong cuộc đời của bạn.
Phép cộng: Tích lũy 2 điều, thành công đến chỉ là sớm muộn
1. Kinh nghiệm trong quá khứ
Đầu bếp Nhật Bản Harumi Kurihara gặp sai lầm mỗi ngày để tạo ra công thức ngon nhất. Để nghiên cứu một chiếc bánh tạo, cô phải dùng hết hơn 10 hộp táo và mất nhiều tháng thử nghiệm mới có thành phẩm ưng ý. Trong 10 năm, cô đã tạo ra hơn 4.000 công thức nấu ăn và được mệnh danh là “Nữ hoàng nội trợ”. Bí quyết thành công của Kurihara chỉ đơn giản là “không ngừng học hỏi từ những thất bại”.
(Ảnh minh họa)
Khi bạn vừa bước qua tuổi trẻ, chắc chắn cần rút ra cho mình những kinh nghiệm từ va vấp, va chạm trong quá khứ. Dù tiếp tục phạm phải những sai lầm thì điều đó cũng không đáng sợ bằng việc thiếu khả năng phản xạ sau những lỗi lầm đó. Chỉ những người giỏi tích lũy kinh nghiệm mới có thể tránh được những hố sâu mà họ đã dẫm lên và không bị đẩy ngã vào đó một lần nữa
2. Năng lực của bản thân
Một chủ đề nóng được nhiều người bàn tán hiện nay chính là: "Tại sao nhiều người mất việc sau 30 tuổi?". Trong số các bình luận, có người nói rằng: “Nhiều người ngừng phấn đấu sau năm 30 tuổi vì cho rằng khi đó họ đã ổn định nhưng trên đời này chẳng có gì gọi là ổn định cả”.
Tuổi 30 là giai đoạn chuyển hướng của cuộc đời, người có năng lực mạnh mẽ thì không ngừng tiến lên, còn người không có tài năng đặc biệt có thể bị đào thải. Những rùi ro, thử thách không ngừng ở phía trước dù ở bất cứ độ tuổi nào. Vậy nên việc tu dưỡng bản thân liên tục là việc bạn nên “nằm lòng”
(Ảnh minh họa)
Có 2 cách để khiến bạn trở nên không thể thay thế: Một là làm những việc mà người khác không thể hoặc không muốn làm, hai làm một việc cho đến khi đạt đỉnh cao.
Kết
Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Lin Yutang từng nói: "Sự khôn ngoan của cuộc sống nằm ở việc dần dần làm rõ, lọc ra những tạp chất không quan trọng, đồng thời giữ lại những phần quan trọng nhất."
Cuộc sống đôi khi khó khăn, nếu chỉ biết tích lũy mà không biết buông bỏ, hành trình của bạn cũng sẽ càng khó đi. Sau 30 tuổi, điều tỉnh táo nhất vẫn là học cách giảm gánh nặng, lắng đọng điều giá trị và nhận ra sự chuyển biến tích cực từ chính bản thân mình.