Sau 20 năm, ba loại trẻ em này rất dễ THÀNH CÔNG, các bậc cha mẹ hãy chú ý BỒI ĐẮP kịp thời để tương lai con tỏa sáng
Kết quả học tập rất quan trọng, nhưng không chỉ điểm số mới có thể đánh giá thành tích của học sinh.
Không có bậc cha mẹ nào lại không muốn con mình đi học đạt điểm cao, sau này thành tài, trở thành người có ích cho xã hội. Ngoài kết quả học tập, tố chất và năng lực của một đứa trẻ cũng ảnh hưởng lớn đến việc chúng có tương lai sáng sủa sau này hay không.
Sau giờ học, học sinh có ít thời gian ở bên cha mẹ. Ngược lại, giáo viên và học sinh dành nhiều thời gian cho nhau hơn là phụ huynh. Là một nhà giáo, họ hiểu rõ học sinh của mình nhất. Một hiệu trưởng có kinh nghiệm dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh mới đây nói rằng, những đứa trẻ lớn lên triển vọng có xu hướng rơi vào ba loại sau, hãy xem con bạn có nằm trong số đó không nhé.
1. Học sinh đạt điểm xuất sắc và ổn định
Kiểu trẻ em này luôn đạt điểm tốt nhưng quan trọng hơn, thánh tích của chúng đều thể hiện rất ổn định. Dù ở trường trung học hay đại học, các em đều duy trì trạng thái tiến bộ không ngừng. Những học sinh này cũng có trách nhiệm, đi học đầy đủ, làm bài tập nghiêm túc. Những đứa trẻ như vậy nhìn chung có thể tốt nghiệp từ những trường danh tiếng và tìm được việc làm tốt, thường có cuộc sống thành công hơn so với những người chểnh mảng lúc trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên, Cựu hiệu trưởng Trần Cát Ninh của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) có lần cảnh báo phụ huynh cách nuôi dạy con máy móc, áp đặt, chạy theo thành tích có thể tạo nên kiểu sinh viên "thông minh giả". Hệ lụy của việc luôn cố gắng khiến con thông minh (theo thước đo điểm số) là đánh mất cơ hội để rèn luyện những giá trị thiết thực khác như kỹ năng tư duy, cách đối mặt với các khó khăn, thử thách và biết chấp nhận rủi ro, thất bại.
2. Những học sinh giỏi kết nối và giao lưu
Trẻ có EQ cao rất giỏi trong giao tiếp và kết nối với người khác. Có thể dễ dàng nhận ra những đứa trẻ như thế bởi chúng có xu hướng luôn tươi cười và thu hút người khác. Sự ấm áp, cởi mở của những đứa trẻ này sẽ khiến chúng được tin tưởng, yêu quý hơn. Các em làm việc hiệu quả, sẵn sàng cộng tác với người khác.
Trong cuộc sống, những đứa trẻ giỏi giao tiếp có thể khiến đối phương hiểu được suy nghĩ của mình thông qua cách diễn đạt, chúng cũng dễ dàng thấu hiểu suy nghĩ của người đối diện. Đây là hai điểm quan trọng nhất của tương tác xã hội.
3. Học sinh có tư duy tích cực và khả năng logic cao
Trong lớp luôn có những học sinh không nghe lời, thường có điểm số không ổn định, nhưng cũng không phải là điểm kém. Nhiều đứa trong đó có khả năng logic mạnh mẽ và suy nghĩ tích cực. Trong nhiều trường hợp, chúng đưa ra nhiều ý tưởng tuyệt vời. Điều này khiến chúng trở nên nổi bật hơn so với người khác. Nếu những học sinh này đột nhiên "ngộ" ra, tập trung cho việc học, chúng sẽ dễ dàng tạo ra những kết quả bứt phá. Kiểu người này khi tìm thấy cơ hội trong xã hội, chúng có thể dễ dàng nắm bắt và thành công.
Những đứa trẻ lớn lên triển vọng phải được đi cùng với những bậc cha mẹ có trình độ "chuyên môn cao". Điều đó không có nghĩa là cha mẹ ép con học để điểm cao mà ngược lại, chúng ta cần thỏa mãn trí tò mò của trẻ và khơi dậy lòng ham hiểu biết mạnh mẽ của trẻ. Cha mẹ là "đối tác tốt" của con cái, chỉ cần có thể hỗ trợ con đúng cách thì cho dù sau này có xảy ra chuyện gì, chúng cũng sẽ không dễ dàng bị đánh gục!
Kết quả học tập rất quan trọng, nhưng không chỉ điểm số mới có thể đánh giá thành tích của học sinh. Mong muốn con mình có nhiều hy vọng vào tương lai là điều dễ hiểu, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng học tốt. Cha mẹ nên nhìn nhận từ góc độ thực tế. Nếu trẻ chịu học, cha mẹ nên ủng hộ trẻ. Nếu trẻ không muốn học thì cha mẹ nên dành nhiều công sức hơn để hướng dẫn trẻ, tìm ra thế mạnh của trẻ để giúp trẻ tự tin phát triển tiềm năng của mình.