Sắp xếp bữa ăn cho trẻ
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng phải đảm bảo tránh những thiếu hụt về axít béo, vitamin hay khoáng chất,...
Không có gì tốt hơn là tấm gương của người lớn bằng cách dậy sớm (trước khoảng 30 phút) để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bữa điểm tâm có tác dụng điều hòa việc hấp thụ các thức ăn của các bữa ăn tiếp theo.
Nếu trẻ không cảm thấy đói lúc thức dậy, hãy cho trẻ dùng một ly nhỏ nước ép trái cây để kích thích cảm giác ngon miệng. Trong trường hợp tệ nhất, có thể cho trẻ mang theo một số đồ ăn sáng như xôi, bánh mì, bánh ngọt, hộp sữa để đến lớp khi đói trẻ có thể lót dạ. Nhưng tốt nhất là nên cho trẻ ăn sáng tại nhà.
Bữa chiều, các chuyên gia dinh dưỡng gọi đây là “bữa ăn thứ 4” trong ngày của trẻ. Khoảng thời gian quá dài từ bữa trưa cho đến bữa tối khiến trẻ sẽ cảm thấy đói ngấu nghiến nên thường ăn quá no vào bữa cuối cùng trong ngày. Bữa chiều là bữa ăn nhẹ, có thể là sữa chua hay trái cây...
2. Tránh thừa cân cho trẻ
Khuyến khích trẻ tích cực vận động từ nhỏ. Khi trẻ lớn lên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động như đi xe đạp, chơi thể thao (đá bóng, bơi lội...).
Không tạo thói quen ăn vặt mà nên cấu trúc 4 bữa ăn/ngày thật hợp lý. Tránh cho trẻ vừa ăn vừa đùa nghịch hay xem tivi, đồng thời dạy con nhai thức ăn thật kỹ, không nuốt chửng vì có hại cho dạ dày. Dè chừng trước các thức ăn chế biến sẵn, quan tâm đến khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ để không tạo những thái quá.
3. Làm thế nào để trẻ thích ăn trái cây, rau quả?
Trái cây có thể được sử dụng cho các bữa ăn nhẹ, vào buổi sáng hay buổi chiều khi trẻ đói và không nhất thiết là phải cuối bữa ăn. Những buổi đi chơi hay một hoạt động thể chất là những cơ hội tốt để giúp trẻ “học” ăn trái cây.
Trẻ thường rất ghét vỏ cũng như hình thức ban đầu của các loại trái cây, do vậy một sự chuẩn bị tốt sẽ hấp dẫn trẻ: một quả táo hay lê được gọt vỏ, cắt thành những miếng nhỏ, bày trên một chiếc dĩa bắt mắt thì không trẻ nào từ chối ăn thử.
Bạn có thể “bỏ qua” thói xấu bốc tay khi trẻ dùng tay nhón miếng cà rốt, súp lơ, dưa chuột, cà chua. Đó là cách tốt nhất kích thích xúc giác của trẻ, một trong các giác quan đóng vai trò quan trọng trong kích thích trẻ làm quen và chấp nhận các loại thức ăn. Giống như trái cây, cách trình bày cũng đóng vai trò khá quan trọng: hãy tận dụng vẻ đẹp của những chiếc dĩa (có họa tiết, hình dạng độc đáo) kết hợp với màu sắc của các loại rau, nhưng chú ý không nên thái quá. Đừng ngại trẻ bị bẩn mà không cho chúng tham gia vào các khâu chuẩn bị (nhặt rau, rửa rau...) vì không một trẻ nào từ chối món ăn do chính tay mình chuẩn bị.
4. Bổ sung dinh dưỡng
Các axít béo, chủ yếu là omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng. Ban đầu, chúng được bổ sung nhờ sữa mẹ và sau này là các thực phẩm như các loại cá béo (ăn ít nhất 2 lần/tuần), dầu cải...
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng phải đảm bảo tránh những thiếu hụt về axít béo, vitamin hay khoáng chất. Chúng ta có thể làm cho chế độ dinh dưỡng hợp với mùa và nhu cầu: ví dụ mùa đông là thời điểm thuận lợi cho các chứng sổ mũi chính vì thế nên cần cho trẻ ăn nhiều cam quýt để bổ sung nhiều vitamin C.