Sai lầm của nhiều mẹ khi xử lý vết thương cho con

Saga,
Chia sẻ

Hạn chế rửa vết thương, băng vết thương thật chặt, rửa vết thương với oxy già hoặc nước muối liên tục… là một số sai lầm khi xử lý vết thương mà rất nhiều cha mẹ mắc phải.

Trẻ con vốn hiếu động, chảy nhảy không ngừng nên nếu không cẩn thận, gặp thương tích là điều khó tránh khỏi. Thực tế, trẻ thường chỉ gặp những chấn thương nhẹ mà cha mẹ có thể xử lý được tại nhà. Nhưng vì nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ đến những hậu quả lớn mà vô tình bỏ qua các kỹ thuật sơ cứu tại nhà đối với vết thương đơn giản, ví dụ như sao cho cầm máu nhanh, vết thương nhanh lành và không gây biến chứng… Điều này vô tình có thể gây hại cho con hơn là giúp con nhanh khỏi.

Sai lầm của nhiều mẹ khi xử lý vết thương cho con 1
Ảnh minh họa
 
3 điều cần tránh khi xử lý vết thương cho con

Hạn chế rửa vết thương, băng vết thương thật chặt, rửa vết thương với oxy già hoặc nước muối liên tục… là một số sai lầm khi xử lý vết thương mà rất nhiều cha mẹ mắc phải.

- Hạn chế rửa vết thương: Nhiều mẹ cho rằng, chỉ cần lau lần đầu tiên cho sạch bụi bẩn, còn sau đó thì không cần thiết, để tự nhiên thì vết thương mới mau liền miệng, lên da. 

Thực tế, vết thương ở bất kì vị trí nào cũng thường xuyên tiếp xúc với vi trùng, vậy nên, việc làm sạch vết thương hàng ngày là hết sức cần thiết, vừa tránh nhiễm trùng lại nhanh khỏi hơn. Các mẹ có thể dung nước sạch, nước muối sinh lý hoặc các loại nước chuyên rửa vết thương khác để lau rửa nhẹ nhàng cho con.

- Liên tục rửa vết thương với oxy giàDùng oxy già có thể giúp cầm máu, đưa dị vật ra khỏi những vết thương sâu nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây phỏng cho vết thương. Mẹ có thể dùng oxy già để rửa vết thương cho con khi mới bị thương và cần làm sạch để băng bó nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng cho những lần lau rửa vết thương sau đó. 

- Băng vết thương thật chặt: Nhiều người cho rằng, băng thật chặt là cách tốt nhất để cầm máu giữ cho vết thương không bị bụi bẩn bám vào, dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, cách làm đúng trong khi xử lý các vết thương lại là không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu tới vết thương, trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến hoại tử ở các cơ bị băng chặt.

Với vết thương nhỏ thì để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì có thể băng lại nhưng lưu ý phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt. Nếu vết thương được băng thì cần thay băng hàng ngày hoặc khi bị bẩn, ướt.

Sai lầm của nhiều mẹ khi xử lý vết thương cho con 2
Ảnh minh họa
 
Điều cần làm để tránh nhiễm trùng khi trẻ bị thương

Vết thương của trẻ có nhanh khỏi hay bị biến chứng gì hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách sơ cứu vết thương của mẹ cho con. 

Trước tiên, mẹ cần làm sạch vết thương cho con (có thể dùng nước sạch, xà phòng diệt khuẩn hoặc các loại nước chuyên dụng khác) để loại bỏ bụi bẩn, dị vật trong vết thương. Mẹ cũng không nên thổi vào vết thương để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng dù điều này có làm cho bé dễ chịu hơn. Sau đó, mẹ có thể bôi các loại thuốc mỡ kháng khuẩn lên vùng vết thương đã được làm sạch và lau khô. Mẹ có thể bang vết thương lại nếu thấy cần thiết và tùy tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của thương tích mà xem xét việc cần thiết đưa con đến bệnh viện hay không.

Ngoài những lưu ý trên, cha mẹ cần nắm được những nguyên tắc quan trọng khi xử lý vết thương cho trẻ như:

Sai lầm của nhiều mẹ khi xử lý vết thương cho con 3
Ảnh minh họa
 
- Trước khi thao tác sơ cứu vết thương cho con, mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh tăng vi trùng lan sang vết thương.

- Ngay cả khi bị thương, ngoài việc giữ vệ sinh vết thương bằng các loại thuốc chuyên dụng được bác sĩ chỉ định, trẻ vẫn cần được giữ vệ sinh sạch sẽ cả cơ thể, đặc biệt xung quanh vết thương bằng xà phòng, sữa tắm diệt khuẩn để hạn chế nguy cơ vi trùng "xâm nhập" vết thương gây trầm trọng. Nhiều trẻ có thói quen liên tục sờ vào vết thương, vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn con giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi ăn, đi vệ sinh hay khi sờ vào các đồ vật bẩn, nhiều bụi bặm khác.


Chia sẻ