Rùng mình “thịt hổ”, kẹo nổ 2.000 đồng trước cổng trường
Đã rút vào “hoạt động” bí mật, nhưng những mẹt hàng rong, quầy tạp hóa gần các trường tiểu học ở Hà Nội vẫn bán những thức ăn vặt Trung Quốc ẩn chứa đầy nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
“Hoạt động” bí mật nhưng sẵn sàng cung cấp hàng số lượng lớn
Sau nhiều đợt các cơ quan chức năng tích cực truy quét hàng rong bán thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khó còn thấy cảnh những gánh hàng rong hay cửa hàng tạp hóa xung quanh cổng trường tiểu học ở Hà Nội trưng bày la liệt các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, hình thù đa dạng nữa. Khảo sát ở nhiều cổng trường tiểu học như trường Phan Đình Giót, Nhân Chính (Thanh Xuân), Kim Liên, Khương Thượng (Đống Đa), Tô Hoàng, Tây Sơn (Hai Bà Trưng)… không khí bán đồ ăn vặt có vẻ lắng xuống.
Quầy bán đồ ăn vặt trước cổng trường tiểu học Nhân Chính (Q. Thanh Xuân).
Ở nhiều cổng trường, các hàng rong chỉ xuất hiện vào thời điểm gần giờ tan học của các bé (khoảng từ 11 – 11 giờ 30 và 17 – 17 giờ 30), chủ yếu bán các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên, cá viên chiên, nem chua, bánh mì bơ, kem... Những thức ăn vặt chế biến sẵn (hầu hết không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc là hàng Trung Quốc) lại được các chủ tạp hóa, sạp hàng cố định kinh doanh.
Món mì giòn cay được trẻ ưa thích có giá 2.000 đồng.
Mặt sau ghi chú toàn bằng chữ Trung Quốc. Mỡ đã ngấm cả ra ngoài bao bì.
Trông có vẻ ngon lành, nhưng món mì giòn cay này có mùi hăng hắc, vị dai dai như xốp và ngấm đầy dầu mỡ.
Trước cổng trường tiểu học Nhân Chính, chủ quầy hàng ăn vặt bày đủ loại bánh, kẹo “chi chít” tiếng nước ngoài, hầu hết không có nhãn phụ tiếng Việt cũng như không rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, không rõ đơn vị nhập khẩu. Gần như lúc nào cũng bịt khẩu trang kín mít, người phụ nữ này cẩn trọng “chèn” thêm vài loại thực phẩm khác như bánh mì ruốc, sữa tươi trong quầy hàng để… ngụy trang. Còn trong một ngách nhỏ ngay sát trường tiểu học và trung học Tô Hoàng là hai quầy hàng sặc sỡ, xanh đỏ những đồ ăn vặt được bán với giá từ 2.000 – 5.000 đồng.
Người bán hàng gần trường Tô Hoàng cho biết, vì bị “soi”, cả năm nay họ không dám bán đồ ăn vặt ở ngay trước cổng trường nữa mà rút vào trong ngõ cho an toàn. Tuy nhiên, không vì thế mà lượng khách đến với họ kém đi. Họ tự tin vì thức ăn ngon (?), giá cả phải chăng và nhiều món hàng còn được khuyến mại thêm đồ chơi bên trong nên vẫn rất hút khách, nhất là các học sinh tiểu học.
Hầu hết các loại bánh kẹo ăn vặt đều có bao bì bắt mắt.
Dù có ghi chú đầy đủ về thành phần dinh dưỡng, công ty sản xuất nhưng tất cả toàn bằng tiếng Trung Quốc. Người bán cũng không rõ ý nghĩa của chúng.
Thấy khách, họ đon đả mời: “Em mua ‘thịt hổ’ đi, bọn trẻ con thích món này lắm, dai dai, giòn giòn. Hay mua mì cay, kẹo nổ hương dâu nhé!” Họ còn không quên quảng cáo, nhân ngày Haloween, loại kẹo ma (kẹo đủ màu sặc sỡ, sau khi ăn, lưỡi sẽ được “nhuộm” bằng màu kẹo – PV) được bọn trẻ mua rất nhiều nên tạm thời hết hàng, nhưng nếu muốn mua số lượng nhiều, họ sẽ gọi người giao hàng đến mua giúp.
"Thịt hổ" cũng là món ăn vặt được bán âm thầm trước cổng trường.
Không giấu diếm, người bán hàng công bố: “Đồ này của Tàu, nhưng yên tâm, trẻ con ăn được, chúng ra đây mua suốt đấy!” Họ bật mí, các món đồ ăn vặt này được bán nhiều tại phố Lương Văn Can, Hàng Buồm, chợ đầu mối Đồng Xuân hoặc chợ đầu mối Long Biên, nhưng chỉ khi mua số lượng lớn (vài thùng một mặt hàng) mới phải lên tận nơi, còn bình thường, sẽ có người giao hàng tới cho họ.
Choáng với “thịt hổ”, kẹo thuốc lá giá bèo
Trong thế giới đồ ăn vặt giá bèo được bán ở các trường học, có không ít sản phẩm khiến các bậc phụ huynh phải… choáng váng như “thịt hổ”, kẹo nổ hay “kẹo thuốc lá”. “Lịch sự” nhất trong các sản phẩm này là sản phẩm “thịt hổ” vì bên cạnh những dòng chữ Trung Quốc, trên bao bì sản phẩm này có phụ đề được in trực tiếp lên trên. Sản phẩm “Hổ Kaka” được quảng cáo là làm bằng “đậu nành nguyên liệu thiên nhiên”, công bố khối lượng tịnh, giá trị dinh dưỡng cũng như tên công ty sản xuất.
Những dòng chữ đầy tính "đáng tin cậy" được in trên bao bì.
Để thêm phần tin tưởng, trên bao bì còn được ghi rõ “Bao bì đã được cấp bằng sáng chế, không bắt chước” và dòng chữ: “Won: Bộ Nông nghiệp, tổng quản lý doanh nghiệp tiêu chuẩn chất lượng thông qua chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001”. Mặt sau bao bì còn được dập cả mã vạch cẩn thận.
Tuy nhiên, hàng chữ số được dập trên bao bì “2013/09/08” thì không rõ là ngày sản xuất hay hạn sử dụng. Bao bì cũng được dập ép một cách cẩu thả, nhăn nhúm. Khi bóc thử lớp nilon, chẳng những bao bì bị “tách lớp” mà lớp mực in còn dây hẳn ra tay.
Nilon bị tách lớp khi PV mở gói "thịt hổ" ra.
Cận cảnh những miếng "thịt hổ".
Không chỉ “thịt hổ”, kẹo nổ hương vị dâu cũng là một món ăn vặt được quảng cáo là bán chạy. Bề ngoài, sản phẩm này có vẻ rất bắt mắt với bao bì màu đỏ chi chít chữ Trung Quốc. Mỗi gói kẹo nổ 2.000 đồng có 6 gói nhỏ kẹo bên trong và kèm theo món đồ chơi được in hình cung Hoàng Đạo.
Ngoài 6 gói kẹo, một món đồ chơi cũng được tặng kèm. Tất cả khi đến tay người mua chỉ với giá 2.000 đồng.
Bên trong gói kẹo “Pop candy” là những hạt trắng mịn tương tự như đường và những hạt “sỏi” nhiều màu sắc. Khi thả hỗn hợp này vào nước (hoặc ngậm vào miệng), những hạt này phát ra tiếng nổ lụp bụp nhỏ tương tự như khi thả hạt hút ẩm vào nước.
Những hạt bên trong kẹo nổ khi tiếp xúc với nước tạo ra bong bóng khí và tiếp lụp bụp tương tự khi thả hạt hút ẩm vào nước.
Những hộp "kẹo thuốc lá" có bề ngoài tương tự thuốc lá thật.
Những dòng ghi chú có vẻ chuyên nghiệp trên bao bì gói kẹo.
Bên trong “bao thuốc” có 5 thanh kẹo dài chừng 15 cm có hình dáng giống như những điếu thuốc lá thật, một phần được tẩm phẩm màu cho giống với đầu lọc, phần còn lại để trắng. Khi nếm thử, loại kẹo ngậm này có vị chua chua giống như vitamin C, nhưng sau khi nhấm một lúc, đầu lưỡi có cảm giác tê tê, hơi buồn nôn, vị đắng đọng lại trong cổ họng.
Đến 2015 mới hết "hạn sử dụng", nhưng gói kẹo thuốc lá này đã bị ẩm, kẹo bên trong cũng có dấu hiệu chảy nước.
Các nam sinh rất mê loại kẹo thuốc lá này, thậm chí có em còn mua thử nhiều loại để… sưu tập vỏ bao. Chưa cần bàn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng sự xuất hiện của loại kẹo thuốc lá trước cổng trường đã phần nào đầu độc tâm hồn các em học sinh.
Sau nhiều đợt các cơ quan chức năng tích cực truy quét hàng rong bán thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khó còn thấy cảnh những gánh hàng rong hay cửa hàng tạp hóa xung quanh cổng trường tiểu học ở Hà Nội trưng bày la liệt các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, hình thù đa dạng nữa. Khảo sát ở nhiều cổng trường tiểu học như trường Phan Đình Giót, Nhân Chính (Thanh Xuân), Kim Liên, Khương Thượng (Đống Đa), Tô Hoàng, Tây Sơn (Hai Bà Trưng)… không khí bán đồ ăn vặt có vẻ lắng xuống.
Quầy bán đồ ăn vặt trước cổng trường tiểu học Nhân Chính (Q. Thanh Xuân).
Món mì giòn cay được trẻ ưa thích có giá 2.000 đồng.
Mặt sau ghi chú toàn bằng chữ Trung Quốc. Mỡ đã ngấm cả ra ngoài bao bì.
Trông có vẻ ngon lành, nhưng món mì giòn cay này có mùi hăng hắc, vị dai dai như xốp và ngấm đầy dầu mỡ.
Người bán hàng gần trường Tô Hoàng cho biết, vì bị “soi”, cả năm nay họ không dám bán đồ ăn vặt ở ngay trước cổng trường nữa mà rút vào trong ngõ cho an toàn. Tuy nhiên, không vì thế mà lượng khách đến với họ kém đi. Họ tự tin vì thức ăn ngon (?), giá cả phải chăng và nhiều món hàng còn được khuyến mại thêm đồ chơi bên trong nên vẫn rất hút khách, nhất là các học sinh tiểu học.
Hầu hết các loại bánh kẹo ăn vặt đều có bao bì bắt mắt.
Dù có ghi chú đầy đủ về thành phần dinh dưỡng, công ty sản xuất nhưng tất cả toàn bằng tiếng Trung Quốc. Người bán cũng không rõ ý nghĩa của chúng.
Các thứ đồ ăn như kẹo C, “thịt hổ”, “trứng khủng long”, mì giòn cay… được bán ở những quầy hàng này có màu sắc sặc sỡ, nhiều hình thù bắt mắt như siêu nhân, Tôn Ngộ Không, nhân vật hoạt hình… Hầu hết các sản phẩm đều được ghi chú bằng tiếng Trung Quốc, không ghi đơn vị nhập khẩu và phân phối cũng như ít khi có hạn sử dụng.
Thấy khách, họ đon đả mời: “Em mua ‘thịt hổ’ đi, bọn trẻ con thích món này lắm, dai dai, giòn giòn. Hay mua mì cay, kẹo nổ hương dâu nhé!” Họ còn không quên quảng cáo, nhân ngày Haloween, loại kẹo ma (kẹo đủ màu sặc sỡ, sau khi ăn, lưỡi sẽ được “nhuộm” bằng màu kẹo – PV) được bọn trẻ mua rất nhiều nên tạm thời hết hàng, nhưng nếu muốn mua số lượng nhiều, họ sẽ gọi người giao hàng đến mua giúp.
"Thịt hổ" cũng là món ăn vặt được bán âm thầm trước cổng trường.
Choáng với “thịt hổ”, kẹo thuốc lá giá bèo
Trong thế giới đồ ăn vặt giá bèo được bán ở các trường học, có không ít sản phẩm khiến các bậc phụ huynh phải… choáng váng như “thịt hổ”, kẹo nổ hay “kẹo thuốc lá”. “Lịch sự” nhất trong các sản phẩm này là sản phẩm “thịt hổ” vì bên cạnh những dòng chữ Trung Quốc, trên bao bì sản phẩm này có phụ đề được in trực tiếp lên trên. Sản phẩm “Hổ Kaka” được quảng cáo là làm bằng “đậu nành nguyên liệu thiên nhiên”, công bố khối lượng tịnh, giá trị dinh dưỡng cũng như tên công ty sản xuất.
Những dòng chữ đầy tính "đáng tin cậy" được in trên bao bì.
Tuy nhiên, hàng chữ số được dập trên bao bì “2013/09/08” thì không rõ là ngày sản xuất hay hạn sử dụng. Bao bì cũng được dập ép một cách cẩu thả, nhăn nhúm. Khi bóc thử lớp nilon, chẳng những bao bì bị “tách lớp” mà lớp mực in còn dây hẳn ra tay.
Nilon bị tách lớp khi PV mở gói "thịt hổ" ra.
Bên trong, sản phẩm “Hổ Kaka” màu nâu bê bết mỡ, có mùi khét nồng, nửa mặn nửa ngọt tương tự như mùi ngũ vị hương xộc thẳng vào mũi. Người bán hàng quảng cáo, ăn sản phẩm “thịt hổ” dai dai, lờ lợ này không chỉ khoái khẩu mà còn có thể chống buồn ngủ (?) nên trẻ em rất mê.
Cận cảnh những miếng "thịt hổ".
Ngoài 6 gói kẹo, một món đồ chơi cũng được tặng kèm. Tất cả khi đến tay người mua chỉ với giá 2.000 đồng.
Những hạt bên trong kẹo nổ khi tiếp xúc với nước tạo ra bong bóng khí và tiếp lụp bụp tương tự khi thả hạt hút ẩm vào nước.
Nhưng sốc nhất có lẽ là “kẹo thuốc lá” với hình dáng bao bì tương tự như những bao thuốc lá thật với đủ loại nhãn hiệu. Bên cạnh tiếng Anh ghi chú “Smoke candy” hay “Cigarette candy” (kẹo thuốc lá) ở mặt trước và thành phần gồm xi-rô đường, acid citric, hương liệu cam, E10, E129, E133, thậm chí có cả email của công ty sản xuất ở một mặt cạnh, một mặt cạnh còn lại được ghi chú bằng thứ chữ loằng ngoằng. Mặt khác, trên bao bì sản phẩm có “dụ dỗ” công bố ngày sản xuất và hạn sử dụng nhưng có hộp ghi, có hộp không hề có thông tin nào về hạn sử dụng.
Những hộp "kẹo thuốc lá" có bề ngoài tương tự thuốc lá thật.
Những dòng ghi chú có vẻ chuyên nghiệp trên bao bì gói kẹo.
Đến 2015 mới hết "hạn sử dụng", nhưng gói kẹo thuốc lá này đã bị ẩm, kẹo bên trong cũng có dấu hiệu chảy nước.