Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 5 thói xấu này cần thay đổi gấp

Lam Phương,
Chia sẻ

Rửa rau nhìn thì đơn giản nhưng cũng cần có "kỹ thuật" đấy.

Rau củ rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có nguy cơ chứa đầy vi khuẩn, trứng giun, hóa chất... nếu không sơ chế kỹ. Cho nên việc ngâm rau qua loa hoặc chỉ xả nước không thể loại bỏ hoàn toàn những chất độc hại này. Đáng sợ hơn, những loại vi khuẩn ẩn trong rau như E.coli hay Salmonella có thể gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, hoặc nguy hiểm hơn là ảnh hưởng lâu dài đến đường tiêu hóa.

Vậy nên nếu bạn đang rửa rau sai cách, hãy cẩn thận vì đây chính là "đường tắt" dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe cho cả nhà.

Trên bề mặt rau củ quả có những chất bẩn gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu xem trên bề mặt rau củ quả có những loại chất bẩn nào cần được làm sạch.

1. Sáp quả, bao gồm:

- Sáp tự nhiên: Có thể ăn được. 

- Sáp ăn được: Là loại sáp nhân tạo được phủ để bảo quản, không gây hại cho sức khỏe. 

- Sáp công nghiệp: Bắt buộc phải rửa sạch vì chứa lượng thủy ngân, chì vượt mức cho phép, gây hại cho sức khỏe.  

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 1.

2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm:

- Thuốc trừ sâu gốc photpho hữu cơ 

- Thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ 

- Thuốc trừ sâu gốc carbamate 

- Thuốc trừ nấm mốc  

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 2.

 3. Vi sinh vật

Chủ yếu là trứng ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm mốc tồn tại trên rau củ quả. Đặc biệt, những loại rau được bón phân từ phân người hoặc gia súc rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. 

4. Kim loại nặng

Chủ yếu xuất hiện trong rau trồng trên đất bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, bao gồm chì, cadmium, thủy ngân,.. 

5. Đất cát

Hầu như không đáng lo ngại, vì thường sẽ được rửa sạch bằng nước sạch. 

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 3.

Rửa rau kiểu này có thể gây bệnh!

Về lý thuyết, các chất bẩn trên bề mặt rau củ quả đều có thể được làm sạch bằng nước.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế, nhiều người lại vô tình mắc phải những sai lầm khi rửa rau. Dưới đây là một số cách rửa rau sai lầm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

1. Rửa sơ qua trước khi nấu

90% các gia đình chỉ rửa sơ qua rau củ trước khi nấu ăn. Hầu hết mọi người chỉ dùng nước sạch để xả qua cho đến khi nhìn bằng mắt thường thấy sạch là mang đi chế biến ngay.

Nhưng ít ai biết rằng, cách này chỉ loại bỏ được bùn đất và các vật thể lớn, trong khi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trứng ký sinh trùng vẫn còn tồn tại. Nếu kéo dài, những chất độc hại này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 4.

2. Dùng nước vo gạo để rửa rau

Dùng nước vo gạo để rửa rau là một phương pháp được nhiều bậc phụ huynh truyền tai nhau và áp dụng. Thế nhưng ít ai biết rằng dùng nước vo gạo rửa rau củ không những không làm sạch mà còn có thể gây ô nhiễm ngược.

Thứ nhất, nước vo gạo có tính axit nhẹ, về lý thuyết có thể phân giải một phần dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, chính nước vo gạo cũng có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc trứng ký sinh trùng, khiến tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.  

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 5.

Mặt khác, một số người nghĩ rằng nước vo gạo đầu không sạch nên chọn nước vo gạo sau khi vo nhiều lần để rửa rau. Nhưng thực tế, nước vo gạo sau nhiều lần sử dụng sẽ có tính kiềm nhẹ, làm mất đi khả năng phân giải dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, gần như không còn tác dụng làm sạch.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 6.

3. Dùng dung dịch rửa rau củ không rõ xuất xứ

Không ít người đã bị tác động bởi quảng cáo thổi phồng của nhà sản xuất và tiếp tục sử dụng dung dịch rửa rau củ một cách sai lầm.

Thứ nhất, chưa có bất kỳ tổ chức uy tín nào chứng minh rằng dung dịch rửa rau củ mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc rửa bằng nước sạch trong 30 giây. Thứ hai, dung dịch rửa rau củ vốn là một sản phẩm hóa học, nên bản thân chúng cũng có thể để lại dư lượng. Và thực tế là rất ít sản phẩm trên thị trường hiện nay công khai rõ ràng bảng thành phần nên người tiêu dùng cũng khó lòng kiểm tra độ an toàn thực sự.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 7.

4. Cắt rau củ rồi mới rửa

Cách này sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong rau củ. Ngoài ra, phần cắt sẽ dễ bị vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu xâm nhập.

5. Ngâm lâu

Khi ngâm rau củ lâu trong nước sẽ làm mềm thành tế bào, tạo điều kiện cho các dư lượng thuốc trừ sâu dễ dàng thẩm thấu vào bên trong.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 8.

Rửa rau củ đúng cách

Bề mặt của rau củ thường được bao phủ bởi một lớp sừng nhiều lớp có tính chống nước cao, giúp bảo vệ chúng khỏi tác động của môi trường. Để làm sạch hiệu quả, chúng ta cần kết hợp khả năng tan trong nước của các dư lượng thuốc trừ sâu và đặc tính bề mặt của rau củ để xử lý đúng cách.

Ví dụ, đối với các dư lượng thuốc trừ sâu khó tan trong nước hoặc những loại rau củ có bề mặt nhăn nheo, việc rửa bằng nước thông thường sẽ khó làm sạch hoàn toàn. Vì thế, cần phải có phương pháp phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu như dùng dung dịch rửa chuyên dụng hoặc kết hợp với các biện pháp như ngâm, cọ xát nhẹ nhàng để làm sạch các vết bẩn và hóa chất bám trên bề mặt.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 9.

Đối với những loại rau quả có bề mặt mịn, mặc dù ít dư lượng thuốc trừ sâu hơn nhưng vẫn có thể có vi khuẩn và vi sinh vật bám trên bề mặt, đặc biệt là các loại như xà lách, bắp cải, rau bina...

Vì vậy, dưới đây là một số phương pháp rửa rau củ đúng cách mà tôi muốn chia sẻ:

1. Lựa chọn đúng đắn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chọn lựa rau củ rất quan trọng. Hãy cố gắng mua những loại rau củ “hoàn hảo” — nghĩa là không có vết sẹo, không héo và không bị thối. Những loại rau củ có dấu hiệu hư hỏng nên tránh mua vì dễ mang theo vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 10.

2. Ngâm giấm axetic để rửa rau quả

Giấm axetic có khả năng phân hủy thuốc trừ sâu nhờ vào khả năng oxy hóa và khử, đặc biệt là đối với các loại thuốc trừ sâu hữu cơ phospho.

Phương pháp là sử dụng giấm axetic với nồng độ từ 0,1-1% (tức là với một giỏ rau quả, bạn chỉ cần cho một muỗng giấm vào). Sau đó, ngâm trong khoảng 15 phút, giấm sẽ giúp loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu và vi sinh vật có hại trên bề mặt rau củ.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 11.

3. Ngâm nước muối để rửa rau quả

Natri clorua (muối) có khả năng loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu rất mạnh mẽ. Bạn có thể sử dụng dung dịch muối nồng độ 1% (1 muỗng canh muối cho một giỏ rau) để ngâm rau quả trong khoảng 15 phút, từ đó giúp loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 12.

4. Ngâm với baking soda

Các nghiên cứu cho thấy baking soda có hiệu quả rất tốt trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

Baking soda là một nguyên liệu quen thuộc trong đời sống, giá rẻ hơn cả muối và cách sử dụng cũng tương tự như ngâm muối. Bạn chỉ cần pha baking soda vào nước và ngâm rau quả trong khoảng 15 phút, vừa đơn giản lại hiệu quả.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 13.

Học cách rửa rau quả của người Nhật

Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn và phân hủy thuốc trừ sâu, vì vậy nhiều người thường "chần nước sôi" rau quả trước khi chế biến.

Cách làm này giúp loại bỏ một phần thuốc trừ sâu và vi khuẩn tồn tại trên bề mặt rau quả. Song lại không thể loại bỏ hoàn toàn các loại hóa chất hoặc vi sinh vật có thể xâm nhập vào thực phẩm.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 14.

Thay vào đó, tôi xin giới thiệu phương pháp rửa rau mà Hiệp hội Thuốc trừ sâu Nhật Bản khuyến nghị vì rất hiệu quả và dễ sử dụng. Phương pháp này cũng đã được nhiều bệnh viện và viện dưỡng lão cao cấp áp dụng.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 15.

Phương pháp xử lý thực phẩm bằng nước ấm 50 độ

Xử lý thực phẩm bằng nước ấm 50 độ không chỉ giúp giảm dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn mà còn cải thiện hương vị (dựa trên nguyên lý "sốc nhiệt"), thậm chí tăng độ tươi và kết cấu của thực phẩm. Tôi đã tự thử nghiệm vài lần và cảm thấy thực sự hiệu quả. 

Hướng dẫn rửa rau củ bằng nước ấm 50 độ:

Nhiệt độ nước nên duy trì trong khoảng 48-52 độ C. Tùy vào từng loại rau củ mà điều chỉnh thời gian ngâm. Ví dụ: Rau mỏng như xà lách, giá đỗ thì ngâm khoảng 20-30 giây. Rau thân dày như bông cải xanh, măng tây thì ngâm khoảng 2-3 phút.

Phương pháp này giúp rau củ sạch hơn và vẫn giữ được độ tươi ngon.

Rửa rau sai cách, rước bệnh cho cả nhà: 4 thói xấu này cần thay đổi gấp- Ảnh 16.

Nguồn: Toutiao

Chia sẻ