Ròng rã nhiều tháng xin việc, nhiều lao động ở Bình Dương vẫn thất nghiệp THIÊN LÝ, 13:41 15/09/2022 Chia sẻ Thích0 Do ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, may mặc ở Bình Dương không có đơn hàng nên phải tạm ngưng hoạt động, hoặc cắt giảm nhân công... Kéo theo nhiều công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm quý III năm 2021 cao nhất 10 năm gần đây Sáng 14/9, hàng chục công nhân đội nắng đứng chờ trước một công ty ở Khu công nghiệp Kim Huy (Bình Dương) để nộp hồ sơ xin việc. Mặc dù công ty này thông báo đã đủ người làm nhưng người lao động vẫn ngồi hàng giờ chờ cơ hội, khi có hồ sơ nào bị loại thì xin bổ sung. Nhiều người đã được công ty nhận hồ sơ nóng ruột đứng nhìn vào bên trong phòng bảo vệ chờ cán bộ nhân sự gọi tên để đi làm. Sau khi hỏi thăm nhiều công ty nhưng không có nhu cầu tuyển dụng, người lao động ngồi bên đường nghỉ ngơi để tiếp tục hành trình. Ảnh tại khu công nghiệp VSIP IIA, thành phố Thủ dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thấy bảng đăng tuyển dụng dán trước công ty, người lao động đến hỏi thăm nhưng nhận được cái lắc đầu vì đã đủ người. Bạn Trần Minh Quân, 20 tuổi, quê An Giang than thở: "Tôi đi tìm việc suốt 4 tháng nay nhưng chưa có nơi nào nhận. Không có việc làm, không thu nhập, tôi phải sống dựa vào sự hỗ trợ của gia đình". Một số công ty tại các khu công nghiệp trong tỉnh Bình Dương có dán bảng thông báo tuyển dụng, nhưng khi người lao động đến hỏi thì bảo vệ cho biết, đây là bảng cũ chưa được gỡ xuống. Do ít đơn hàng nên công ty chưa tuyển thêm nhân công. Một con đường trong khu công nghiệp VSIP IIA. Nếu trước đây, các công ty trên các tuyến đường trong KCN đều treo, dán bảng tuyển hàng trăm đến hàng ngàn lao động thì nay không có nhu cầu tuyển dụng./. Theo VOV Copy link Link bài gốc Lấy link https://vov.vn/xa-hoi/rong-ra-nhieu-thang-xin-viec-nhieu-lao-dong-o-binh-duong-van-that-nghiep-post955653.vov Dẹp nạn người đẹp, hoa hậu bán dâm trong showbiz Chia sẻ Thích0 tỷ lệ thất nghiệp thất nghiệp bình dương tăng cao Hồ sơ xin việc tuyển dụng khu công nghiệp