Rhodamine B có trong vị thuốc đông y là chất gây ung thư
25/57 mẫu chi tử thu mua ngẫu nhiên, được lấy mẫu... tại phố thuốc bắc Lãn Ông và Ninh Hiệp, khu vực đầu mối các loại dược liệu miền Bắc có chứa rhodamine B.
Phản ánh tình trạng kết quả kiểm nghiệm, phân tích của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW về các mẫu chi tử đang có mặt trên thị trường có chứa chất rhodamine B - một chất cấm dùng trong thực phẩm bởi nó có khả năng gây độc cấp tính tới hệ thần kinh, gây độc trên da, phóng viên báo Sức khoẻ & Đời sống đã trao đổi với ông Nguyễn Đăng Lâm - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW.
PV: Thưa ông, tại sao mẫu chi tử lại được Viện Kiểm nghiệm thuốc TW kiểm tra, phân tích với số lượng lớn như vậy?
Ông Nguyễn Đăng Lâm: Tính đến thời điểm này, số mẫu chi tử mà Khoa Kiểm nghiệm Đông dược của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW đã tiến hành kiểm nghiệm, phân tích là 57 mẫu. Trong đó, 31 mẫu do cán bộ của Khoa lấy tại phố Lãn Ông và Ninh Hiệp - 2 đầu mối cũng cấp dược liệu của Hà Nội; 10 mẫu do Thanh tra Bộ Y tế gửi lấy từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá và Hà Nội, số mẫu còn lại do các trung tâm kiểm nghiệm các tỉnh gửi đến. Sở dĩ có việc kiểm tra, phân tích mẫu chi tử nhiều như vậy là do Vụ Ydược học cổ truyền, Bộ Y tế có gửi văn bản cho Viện thông báo sự việc, trong quá trình kiểm tra chất lượng mẫu dược liệu nhập vào, BV Y học cổ truyền TW đã phát hiện hoá chất rhodamine B trong chi tử. Công văn của Vụ cũng cho biết, rhodamine B là hoá chất nhuộm màu phát quang được dùng trong phân tích phát hiện vi khuẩn và một số phân tích sinh hoá. Thực nghiệm trên động vật đã có bằng chứng đây là chất gây ung thư. Vì vậy việc lưu hành dược liệu chi tử có nhuộm màu rhodamine B trên thị trường nước ta rất nguy hiểm. Kết quả cho thấy 25/57 mẫu chi tử được thu mua ngẫu nhiên, được lấy mẫu... tại phố thuốc bắc Lãn Ông và Ninh Hiệp, khu vực đầu mối các loại dược liệu miền Bắc có chứa rhodamine B.
PV: Ngoài chi tử, thời gian qua, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW có kiểm tra, phân tích chất lượng các mẫu dược liệu, thuốc đông dược khác không thưa ông?
Ông Nguyễn Đăng Lâm: Từ đầu năm đến nay, Khoa Kiểm nghiệm Đông dược của Viện đã kiểm nghiệm, phân tích khoảng gần 400 mẫu, trong đó có 170 mẫu do Khoa tự lấy mẫu kiểm nghiệm. Trung bình những năm trước đây tỷ lệ các mẫu dược liệu, đông dược được kiểm tra, phân tích tại Khoa Kiểm nghiệm đông dược không đạt chất lượng hoặc có chứa những chất không có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng chiếm khoảng 8-10%. Đặc biệt, thời gian gần đây, qua kiểm tra một số mẫu thuốc đông dược tại khoa, cũng phát hiện một số mẫu có chứa tân dược, nhưng nhà sản xuất đã không ghi rõ để người tiêu dùng biết. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, bởi khi người tiêu dùng không biết trong thành phần thuốc đông dược có chứa tân dược mà vô tư sử dụng, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
PV: Vậy theo ông, làm thế nào để người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm này an toàn?
Ông Nguyễn Đăng Lâm: Thực ra, rất khó có thể phân biệt được dược liệu có chất lượng hay không có chất lượng, cũng như khó có thể phân biệt được chi tử nhuộm và không nhuộm rhodamine B bằng cảm quan. Do đó, để tránh tình trạng vừa “tiền mất lại tật mang” khi sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ đông dược, dược liệu, người tiêu dùng hãy nên tự bảo vệ mình bằng cách chỉ sử dụng sản phẩm của các nhà thuốc, cơ sở sản xuất thuốc đông dược, điểm bán dược liệu đã được cấp giấy phép của cơ quan chức năng; Khi mua cần tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải các sản phẩm trôi nổi...
PV: Thưa ông, tại sao mẫu chi tử lại được Viện Kiểm nghiệm thuốc TW kiểm tra, phân tích với số lượng lớn như vậy?
Ông Nguyễn Đăng Lâm |
Ông Nguyễn Đăng Lâm: Tính đến thời điểm này, số mẫu chi tử mà Khoa Kiểm nghiệm Đông dược của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW đã tiến hành kiểm nghiệm, phân tích là 57 mẫu. Trong đó, 31 mẫu do cán bộ của Khoa lấy tại phố Lãn Ông và Ninh Hiệp - 2 đầu mối cũng cấp dược liệu của Hà Nội; 10 mẫu do Thanh tra Bộ Y tế gửi lấy từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá và Hà Nội, số mẫu còn lại do các trung tâm kiểm nghiệm các tỉnh gửi đến. Sở dĩ có việc kiểm tra, phân tích mẫu chi tử nhiều như vậy là do Vụ Ydược học cổ truyền, Bộ Y tế có gửi văn bản cho Viện thông báo sự việc, trong quá trình kiểm tra chất lượng mẫu dược liệu nhập vào, BV Y học cổ truyền TW đã phát hiện hoá chất rhodamine B trong chi tử. Công văn của Vụ cũng cho biết, rhodamine B là hoá chất nhuộm màu phát quang được dùng trong phân tích phát hiện vi khuẩn và một số phân tích sinh hoá. Thực nghiệm trên động vật đã có bằng chứng đây là chất gây ung thư. Vì vậy việc lưu hành dược liệu chi tử có nhuộm màu rhodamine B trên thị trường nước ta rất nguy hiểm. Kết quả cho thấy 25/57 mẫu chi tử được thu mua ngẫu nhiên, được lấy mẫu... tại phố thuốc bắc Lãn Ông và Ninh Hiệp, khu vực đầu mối các loại dược liệu miền Bắc có chứa rhodamine B.
Qua kiểm tra đã phát hiện chất độc rhodamine B trong vị thuốc chi tử.
PV: Ngoài chi tử, thời gian qua, Viện Kiểm nghiệm thuốc TW có kiểm tra, phân tích chất lượng các mẫu dược liệu, thuốc đông dược khác không thưa ông?
Liên quan đến mẫu dược liệu chi tử, Vụ Y dược học Cổ truyền- Bộ Y tế đã
có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn kiểm
tra tình hình cung ứng, sử dụng dược liệu trên thị trường và tại các cơ
sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Các đơn vị kiểm nghiệm lấy mẫu
chi tử đang lưu hành trên thị trường, trong các cơ sở điều trị và cơ sở
sản xuất thuốc đông dược để kiểm tra hoá chất rhodamine B. |
Ông Nguyễn Đăng Lâm: Từ đầu năm đến nay, Khoa Kiểm nghiệm Đông dược của Viện đã kiểm nghiệm, phân tích khoảng gần 400 mẫu, trong đó có 170 mẫu do Khoa tự lấy mẫu kiểm nghiệm. Trung bình những năm trước đây tỷ lệ các mẫu dược liệu, đông dược được kiểm tra, phân tích tại Khoa Kiểm nghiệm đông dược không đạt chất lượng hoặc có chứa những chất không có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng chiếm khoảng 8-10%. Đặc biệt, thời gian gần đây, qua kiểm tra một số mẫu thuốc đông dược tại khoa, cũng phát hiện một số mẫu có chứa tân dược, nhưng nhà sản xuất đã không ghi rõ để người tiêu dùng biết. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, bởi khi người tiêu dùng không biết trong thành phần thuốc đông dược có chứa tân dược mà vô tư sử dụng, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
PV: Vậy theo ông, làm thế nào để người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm này an toàn?
Ông Nguyễn Đăng Lâm: Thực ra, rất khó có thể phân biệt được dược liệu có chất lượng hay không có chất lượng, cũng như khó có thể phân biệt được chi tử nhuộm và không nhuộm rhodamine B bằng cảm quan. Do đó, để tránh tình trạng vừa “tiền mất lại tật mang” khi sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ đông dược, dược liệu, người tiêu dùng hãy nên tự bảo vệ mình bằng cách chỉ sử dụng sản phẩm của các nhà thuốc, cơ sở sản xuất thuốc đông dược, điểm bán dược liệu đã được cấp giấy phép của cơ quan chức năng; Khi mua cần tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải các sản phẩm trôi nổi...
Theo Thái Bình
SK&ĐS
SK&ĐS