Quý tử tâm thần, đại gia khốn khổ
Sau một thời gian du học, các "cậu ấm cô chiêu" bị trầm cảm, tâm thần. Có những gia đình rất giàu có đã phải lặn lội sang tận nơi mang con về chữa bệnh trước khi quá muộn…
Đại gia đồ gỗ khốn đốn vì quý tử tâm thần
Đây là trường hợp xảy ra đối với một gia đình người Hà Nội gốc, chuyên nghề buôn bán đồ gỗ quý hiếm. Gia đình giàu có và chỉ có một cậu con trai duy nhất nên mới học hết lớp 10, cậu thanh niên được cha mẹ cho sang Canada du học (theo hình thức tự túc).
Được hơn một năm, khi mà cậu đang dở dang chương trình học năm cuối phổ thông, ông T., bố cậu, đã phải lặn lội sang tận nơi mang con về trước khi quá muộn.
Lý do là vì cậu trót dính vào ma túy. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, thường xuyên để lại hậu quả tệ hại cho hệ thần kinh, khiến cậu bị trầm cảm, nghiện sex.
Cậu quý tử được bố mẹ đưa đến gặp bác sĩ Dũng để điều trị vì bị trầm cảm sau khi đi du học
Tuy nhiên, khi đưa con về Việt Nam, sợ “mang tiếng” nên gia đình không đưa đi bệnh viện chữa bệnh mà để con ở nhà hơn một tháng với hi vọng tách được khỏi môi trường bên Canada thì con sẽ ổn.
Trong thời gian đó, gia đình cũng tìm hướng cho cậu đi du học Hàn Quốc, đợi khi cậu bình phục trở lại là sẽ đi ngay.
Và sau nửa năm, dù chưa bình thường trở lại nhưng gia đình quyết định cho cậu sang Hàn Quốc. Nhưng được hơn một tháng, đại gia T. lại vật vã sang đón quý tử về vì cậu lại chứng nào tật nấy và tình trạng nghiện tình dục, chơi ma túy đá càng nghiêm trọng.
Lần này về nước, ông đã đưa thẳng cậu con đến Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia khám, chữa trị. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa điều trị tâm thần nghiện chất (Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia – BV Bạch Mai) là người trực tiếp điều trị cho quý tử này.
Xác định tình trạng của cậu khá nặng (mất ngủ triền miên, bị ảo giác chi phối, tinh thần bấn loạn) nên ngoài việc uống các loại thuốc theo đúng chỉ định, cậu quý tử trên còn được hướng dẫn các cách chữa bằng tinh thần khác như: Gia đình động viên, tạo bầu không khí thoải mái, hạnh phúc.
Đặc biệt, chỉ sau 2 tháng điều trị ở Việt Nam, mẹ cậu hồ hởi cho bác sỹ Dũng biết cậu đã có bạn gái trở lại. Đó như một liều thuốc tinh thần quan trọng để giúp cậu bước ra khỏi những ảo giác, ám ảnh.
Theo bác sỹ Dũng, những câu chuyện liên quan đến các du học sinh bị tâm thần sau khi du học do sử dụng chất kích thích quá độ là chuyện xảy ra không hiếm.
Ngoài cậu quý tử này, bác sỹ Dũng còn đồng thời điều trị cho một “công chúa” khác ở quận Hoàn Kiếm, cũng được cho đi du học tự túc ở Úc nhưng chỉ sau gần 1 năm đã thân tàn ma dại vì thuốc lắc, phải trở về Việt Nam điều trị và được “nhốt” riêng trong một phòng, tránh trường hợp cô không kiểm soát được sẽ gây chuyện lớn.
Sốc, trầm cảm vì áp lực học tập, thay đổi môi trường sống
Trong khi đó, lại có những trường hợp bị trầm cảm, stress không phải vì dính vào ma túy, sex mà do không thể thích nghi với cuộc sống mới, hoàn toàn khác cuộc sống ở Việt Nam hoặc do áp lực học tập quá lớn.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đã từng điều trị cho nhiều trường hợp du học sinh khi đi mạnh khỏe, thông minh nhưng khi về (giữa chừng) thì “có vấn đề” đã đúc rút ra rằng: Với những trường hợp đi du học theo hình thức tự túc thì nguyên nhân gây trầm cảm, tâm thần thường do lối sống buông thả.
Còn đối với trường hợp du học do xin được học bổng (dưới mọi hình thức) thì áp lực học tập quá lớn (do phải thi cử, sàng lọc liên tục để tránh bị trả về) nên các em rơi vào trạng thái bất ổn khi không theo kịp yêu cầu của nhà trường.
Ngoài ra, có một bộ phận khác (xảy ra ở tất cả các nhóm) thường bị trầm cảm, stress do môi trường sống thay đổi hoàn toàn khiến các em không thể thích nghi.
Quá trình khám, điều trị cho thấy có bệnh nhân khóc lóc thảm thiết, sang đến nơi rồi mà cha mẹ lại phải tìm cách đưa về rồi đưa đi trị liệu tâm lý.
Lại có những trường hợp vì sợ bị phía cung cấp học bổng trả lại nên học “như điên”. Những đối tượng có vấn đề về tâm thần đều do mất cân bằng trong cuộc sống.
Du học: Đừng tưởng đi dễ, về dễ
Theo bác sỹ Dũng, hiện nay nhu cầu đi học ở nước ngoài rất phổ biến, nếu không muốn nói là trở thành một phong trào, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Nhiều gia đình có điều kiện không cần đợi đến khi con xin được học bổng mà tự cho con đi nhưng họ thường không lường trước được hết mọi vấn đề.
Có nhiều gia đình cho con đi du học khi con còn nhỏ, chưa đủ khả năng sống tự lập (bắt đầu cấp 3). Lại có những gia đình cho con đi nhưng không coi trọng đúng mức việc chuẩn bị tinh thần, tâm lý cho con để đối phó với những thay đổi của cuộc sống mới khiến đứa trẻ bị hoảng loạn.
Đó là chưa kể đến chuyện nhiều “cậu ấm cô chiêu” sinh ra trong gia đình quá thừa thãi vật chất sẽ rất dễ dính vào các tệ nạn xã hội, có thể hủy hoại cả cuộc sống, tương lai sau này.
“Vì thế, không phải cứ tưởng đi được là sẽ về được nguyên vẹn”, bác sỹ Dũng đúc rút.
Đây là trường hợp xảy ra đối với một gia đình người Hà Nội gốc, chuyên nghề buôn bán đồ gỗ quý hiếm. Gia đình giàu có và chỉ có một cậu con trai duy nhất nên mới học hết lớp 10, cậu thanh niên được cha mẹ cho sang Canada du học (theo hình thức tự túc).
Được hơn một năm, khi mà cậu đang dở dang chương trình học năm cuối phổ thông, ông T., bố cậu, đã phải lặn lội sang tận nơi mang con về trước khi quá muộn.
Lý do là vì cậu trót dính vào ma túy. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, thường xuyên để lại hậu quả tệ hại cho hệ thần kinh, khiến cậu bị trầm cảm, nghiện sex.
Cậu quý tử được bố mẹ đưa đến gặp bác sĩ Dũng để điều trị vì bị trầm cảm sau khi đi du học
Tuy nhiên, khi đưa con về Việt Nam, sợ “mang tiếng” nên gia đình không đưa đi bệnh viện chữa bệnh mà để con ở nhà hơn một tháng với hi vọng tách được khỏi môi trường bên Canada thì con sẽ ổn.
Trong thời gian đó, gia đình cũng tìm hướng cho cậu đi du học Hàn Quốc, đợi khi cậu bình phục trở lại là sẽ đi ngay.
Và sau nửa năm, dù chưa bình thường trở lại nhưng gia đình quyết định cho cậu sang Hàn Quốc. Nhưng được hơn một tháng, đại gia T. lại vật vã sang đón quý tử về vì cậu lại chứng nào tật nấy và tình trạng nghiện tình dục, chơi ma túy đá càng nghiêm trọng.
Lần này về nước, ông đã đưa thẳng cậu con đến Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia khám, chữa trị. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa điều trị tâm thần nghiện chất (Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia – BV Bạch Mai) là người trực tiếp điều trị cho quý tử này.
Xác định tình trạng của cậu khá nặng (mất ngủ triền miên, bị ảo giác chi phối, tinh thần bấn loạn) nên ngoài việc uống các loại thuốc theo đúng chỉ định, cậu quý tử trên còn được hướng dẫn các cách chữa bằng tinh thần khác như: Gia đình động viên, tạo bầu không khí thoải mái, hạnh phúc.
Đặc biệt, chỉ sau 2 tháng điều trị ở Việt Nam, mẹ cậu hồ hởi cho bác sỹ Dũng biết cậu đã có bạn gái trở lại. Đó như một liều thuốc tinh thần quan trọng để giúp cậu bước ra khỏi những ảo giác, ám ảnh.
Theo bác sỹ Dũng, những câu chuyện liên quan đến các du học sinh bị tâm thần sau khi du học do sử dụng chất kích thích quá độ là chuyện xảy ra không hiếm.
Ngoài cậu quý tử này, bác sỹ Dũng còn đồng thời điều trị cho một “công chúa” khác ở quận Hoàn Kiếm, cũng được cho đi du học tự túc ở Úc nhưng chỉ sau gần 1 năm đã thân tàn ma dại vì thuốc lắc, phải trở về Việt Nam điều trị và được “nhốt” riêng trong một phòng, tránh trường hợp cô không kiểm soát được sẽ gây chuyện lớn.
Sốc, trầm cảm vì áp lực học tập, thay đổi môi trường sống
Trong khi đó, lại có những trường hợp bị trầm cảm, stress không phải vì dính vào ma túy, sex mà do không thể thích nghi với cuộc sống mới, hoàn toàn khác cuộc sống ở Việt Nam hoặc do áp lực học tập quá lớn.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đã từng điều trị cho nhiều trường hợp du học sinh khi đi mạnh khỏe, thông minh nhưng khi về (giữa chừng) thì “có vấn đề” đã đúc rút ra rằng: Với những trường hợp đi du học theo hình thức tự túc thì nguyên nhân gây trầm cảm, tâm thần thường do lối sống buông thả.
Còn đối với trường hợp du học do xin được học bổng (dưới mọi hình thức) thì áp lực học tập quá lớn (do phải thi cử, sàng lọc liên tục để tránh bị trả về) nên các em rơi vào trạng thái bất ổn khi không theo kịp yêu cầu của nhà trường.
Ngoài ra, có một bộ phận khác (xảy ra ở tất cả các nhóm) thường bị trầm cảm, stress do môi trường sống thay đổi hoàn toàn khiến các em không thể thích nghi.
Quá trình khám, điều trị cho thấy có bệnh nhân khóc lóc thảm thiết, sang đến nơi rồi mà cha mẹ lại phải tìm cách đưa về rồi đưa đi trị liệu tâm lý.
Lại có những trường hợp vì sợ bị phía cung cấp học bổng trả lại nên học “như điên”. Những đối tượng có vấn đề về tâm thần đều do mất cân bằng trong cuộc sống.
Du học: Đừng tưởng đi dễ, về dễ
Theo bác sỹ Dũng, hiện nay nhu cầu đi học ở nước ngoài rất phổ biến, nếu không muốn nói là trở thành một phong trào, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Nhiều gia đình có điều kiện không cần đợi đến khi con xin được học bổng mà tự cho con đi nhưng họ thường không lường trước được hết mọi vấn đề.
Có nhiều gia đình cho con đi du học khi con còn nhỏ, chưa đủ khả năng sống tự lập (bắt đầu cấp 3). Lại có những gia đình cho con đi nhưng không coi trọng đúng mức việc chuẩn bị tinh thần, tâm lý cho con để đối phó với những thay đổi của cuộc sống mới khiến đứa trẻ bị hoảng loạn.
Đó là chưa kể đến chuyện nhiều “cậu ấm cô chiêu” sinh ra trong gia đình quá thừa thãi vật chất sẽ rất dễ dính vào các tệ nạn xã hội, có thể hủy hoại cả cuộc sống, tương lai sau này.
“Vì thế, không phải cứ tưởng đi được là sẽ về được nguyên vẹn”, bác sỹ Dũng đúc rút.