Quốc gia gây tranh cãi nhất 2018: ra quyết định tiếp tục giết và tiêu thụ hàng ngàn con cá voi

HÀ THU,
Chia sẻ

Trong khi cả thế giới ưu tiên bảo vệ cá voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng, thì quốc gia này vẫn quyết định từ bỏ chuyện đó.

Cá voi - những sinh vật khổng lồ trên đại dương - vốn được biết đến là những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trước sự săn bắt quy mô lớn của con người.

Thế nhưng, trong khi rất nhiều quốc gia đang nỗ lực thi hành những đạo luật phản đối việc săn bắt trái phép cá voi để bảo vệ hệ sinh thái biển thì ở Na-Uy, người ta lại đẩy mạnh việc đánh bắt như một ngành công nghiệp hái ra tiền.

Quốc gia gây tranh cãi nhất 2018: ra quyết định tiếp tục giết và tiêu thụ hàng ngàn con cá voi - Ảnh 1.

Cá voi là một trong những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng cao vì hoạt động săn bắt quy mô lớn của con người

Bộ trưởng Bộ Thủy sản Na-Uy tuyên bố họ sẽ cho phép ngư dân đánh bắt cá voi nhiều hơn trong năm nay. Lý do là vì thịt cá voi là một loại thực phẩm ngon lành và tốt cho sức khỏe. Hạn ngạch đã được tăng lên 1288 vào năm 2018, thay vì con số 999 vào năm 2017 và 880 vào năm 2016.

Cá voi Minke là giống bị săn bắt nhiều nhất. Đây là loài nhỏ thứ hai trong các loài cá voi tấm sừng hàm và tập trung khá nhiều ở Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt là xung quanh quần đảo Svalbard và biển Barent. Điều này biến chúng trở thành mục tiêu săn bắt hàng đầu của ngư dân ở vùng này.

Quốc gia gây tranh cãi nhất 2018: ra quyết định tiếp tục giết và tiêu thụ hàng ngàn con cá voi - Ảnh 2.

Chính phủ Na-Uy vẫn cho phép ngư dân tiếp tục săn bắt cá voi

Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài cá voi do tác động đánh bắt của con người, Ủy ban cá voi quốc tế đã thông qua một bản ghi nhớ nhằm chấm dứt việc giết cá voi vì mục đích thương mại từ năm 1986.

Tuy nhiên, Na-Uy và Iceland là hai quốc gia đầu tiên bỏ qua hoàn toàn lệnh cấm này và tiếp tục thương mại hóa cá voi. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục khai thác loài thủy sản này nhưng dưới mục đích phục vụ cho các nghiên cứu khoa học. Mặt khác, Nga cũng bắt đầu lên tiếng phản đối điều luật trên.

Thực tế cho thấy, bất chấp những cố gắng của chính phủ Na-Uy trong việc đẩy mạnh khai thác cá voi thì phản ứng của người dân nước này lại không mấy mặn mà. Số lượng tàu săn bắt cá voi giảm mạnh từ 350 vào năm 1950 xuống còn 11 vào năm 2017.

Quốc gia gây tranh cãi nhất 2018: ra quyết định tiếp tục giết và tiêu thụ hàng ngàn con cá voi - Ảnh 3.

Số lượng tàu săn cá voi tại Na-Uy đã giảm mạnh sau nhiều năm

Cùng với đó, nhu cầu về thịt cá voi cũng giảm. Theo một báo cáo công bố năm 2016 của Cơ quan điều tra Môi trường ở London, vào năm 2014, 125 tấn thịt cá voi đã không được tiêu thụ và phải chuyển đến xưởng sản xuất thức ăn dành cho gia súc.

Tham khảo: Regjeringen.no, IFL Science

Chia sẻ