Quấy rối tình dục" - Im lặng không là vàng

,
Chia sẻ

Bạn sẽ làm gì khi bị quấy rối tình dục? Im lặng hay lên tiếng.

Khi các bạn lên tiếng

Nói đến quấy rối tình dục người ta thường nghĩ tới kẻ tấn công là nam giới và nạn nhân là nữ giới nhưng trong thực tế, số nam giới là nạn nhân có thể ngang bằng thậm chí là cao hơn số nữ giới. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, cứ 1 trong 6 bé trai có khả năng bị lạm dụng tình dục trước khi 18 tuổi. Con số này có thể cao hơn gấp nhiều lần so với thực tế.

Lạm dụng tình dục có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, không giới hạn là những hành vi đơn lẻ hay đặc trưng về loại tội phạm. Quấy rối tình dục có thể xảy ra từ cha, mẹ, anh chị em ruột, thầy cô giáo, hàng xóm hay người lạ, thậm chí là cả bạn cùng trang lứa.

Địa điểm xảy ra hành vi quấy rối có thể là tại nhà riêng, trường học hay ở nơi công cộng. Khi đó, họ mới chỉ là những bé trai bình thường nhưng kí ức về chuyện đã qua có thể in dấu ấn rất đậm và làm tổn thương tâm lí của phái mạnh ngay cả khi đã trưởng thành.

Trong thực tế, bất kì người nào cũng có thể bị quấy rối hay lạm dụng tình dục. Người ta rất thành kiến với chuyện ai đó “quấy rối” người khác vì nạn nhân có thể bị căng thẳng sau “sự cố”, khó khăn để hòa nhập cộng đồng, ảnh hưởng đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai, nhất là đời sống tình dục với người bạn đời.

Bị quấy rối có thể ảnh hưởng đến “bản lĩnh đàn ông”

Những đứa bé trai bị lạm dụng hay quấy rối tình dục có thể bị tác động không tốt trong thời gian dài tạo thành những vết thương tâm lí và được phản ánh thông qua những mối quan hệ cá nhân khi đã trưởng thành.

Bản thân những người đàn ông bị quấy rối hay lạm dụng tình dục từ nhỏ “cấm” chính họ không tin tưởng bất kì ai. Họ tạo khoảng cách với mọi người, nhất là phụ nữ. Cảm giác xấu hổ, tội lỗi, tự ti xâm chiếm khiến họ lo lắng cho “khả năng giường chiếu”, “bản lĩnh đàn ông” của mình, nhất là khi họ bị một người đàn ông khác quấy rối.

Trong thực tế, những biểu hiện này đi kèm với những “rắc rối” trong chuyện ấy của người đàn ông như thủ dâm, “về đích sớm” là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì tâm lí không những bị xáo trộn mà đời sống tình dục còn bị rối loạn theo.

Những “rắc rối” khiến anh ta tự ti về bản thân, ngày đêm lo lắng sẽ gây ra chứng mất ngủ, trầm cảm, lười hoặc sợ “chuyện ấy”.

Im lặng không là vàng

Cô Nguyễn Thị Thu Hiên, chuyện viên tư vấn TTTV - TY HNGĐ - Hội LHTN Việt Nam, cho rằng việc bạn không chia sẻ chuyện này với người lớn, mà người gần gũi nhất là chú ruột, là điều không tốt.

Bị quấy rối, hầu hết bạn gái trẻ đều ít nhiều bị trầm cảm, sợ sệt. Thậm chí, nếu mức độ quá nặng, họ có thể bị hoảng loạn, mất tỉnh táo về mặt tinh thần. Ứng xử với những hành vi quấy rối, không phải bạn nào cũng có thể dũng cảm để lên tiếng. Đi trên những con đường vắng và có nguy cơ bị “tấn công”, teen cũng không dám lên tiếng để cảnh báo với bạn bè mình. “Nói ra ngại lắm!” - sợ người khác biết mình bị quấy rối, rồi sau đó nhìn bạn bè mình lâm vào tình trạng ấy mà đau lòng. Im lặng vẫn là cách nhiều teen chọn. Và giá như các bạn dũng cảm để nói lại, mẹ cô bé cũng không thể nào làm ngơ, thay vì tiếp tục im lặng và chịu đựng như thế.

Nếu việc này xảy ra với bạn thì dù người đó là ai, bạn cũng hãy kiên quyết buộc họ dừng ngay hành vi đó, dù việc này có thể rất khó khăn. Nếu sự việc lặp lại, bạn hãy nói ngay với người bạn tin cậy. Người này có thể là cha mẹ, ông bà, một người họ hàng gần gũi, thầy cô giáo, một người bạn lớn tuổi hơn, một người hàng xóm hay bất cứ ai sẽ tin và có thể giúp đỡ bạn.

Nếu chuyện tồi tệ này xảy ra, bạn cần biết rằng đó không phải là lỗi của bạn. Mặc dù có thể rất khó khăn, nhưng bạn hãy nói ngay với người mà bạn tin cậy, người này sẽ hiểu và thông cảm với bạn, sẽ giúp bạn ngăn chặn việc xấu hoặc giải quyết nếu có hậu quả ngoài ý muốn. Báo sớm cho người lớn là cần thiết đối với tinh thần, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của bạn. Nói với người khác còn là cách tự bảo vệ bạn và bảo vệ những người khác như em gái hay em trai bạn.

Bạn có thể phạm tội hình sự nếu...

Chúng ta đều không ai muốn nghĩ đến tình huống xấu nhất: như ở trường hợp của bạn N.M, ông dượng giở trò và trong lúc hoảng sợ bạn đã dùng dao tự vệ, có thể gây thương tích cho dượng hoặc cho chính bản thân bạn.

Theo luật sư Trịnh Đình Thân (Đoàn luật sư TP.HCM), cho dù bạn có lí do chính đáng để phòng vệ, nhưng bạn vẫn có thể bị khởi tố với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Theo điều 105, BLHS). Hoặc có thể nguy hiểm hơn là bạn gây ra án mạng.


Theo TG/TTVH

Chia sẻ