Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể

Quang Vũ,
Chia sẻ

Đục thủy tinh thể là một bệnh về mắt nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến mù lòa. May mắn là hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này, đặc biệt phải kể đến phương pháp Phaco.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 1.

"Mấy năm trở lại đây, mắt tôi có dấu hiệu mờ dần. Sinh hoạt cá nhân khó khăn. Tôi không những không thể giúp đỡ con cháu mà nhiều khi còn lệ thuộc người khác. Tôi cứ nghĩ là do tuổi già vì ở đây nhiều người cũng bị như vậy nên cũng không đi khám chữa gì. Thế mà giờ đây, nhờ có các bác sĩ, tôi lại nhìn mọi thứ được rõ ràng chỉ sau vài phút. Tôi thực sự chưa bao giờ nghĩ rằng mổ mắt lấy lại thị lực mà lại nhanh đến thế" - Lời tâm sự trong rơm rớm nước mắt của bệnh nhân trong một lần đi mổ từ thiện tại vùng cao là kỉ niệm không thể nào quên của BS Đặng Thị Như Quỳnh, PGĐ kiêm Trưởng khoa Phẫu thuật của Bệnh viện Mắt Quốc tế DND. 

"Tôi không nghĩ là mình lại có thể nhìn rõ mọi thứ như thế này đấy bác sĩ ạ" - câu nói của một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể khiến BS Đặng Thị Như Quỳnh không khỏi xúc động.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 2.

Người ta vẫn ví "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Nhưng khi chiếc "cửa sổ" đó bị mờ thì rõ ràng tâm hồn cũng khó mà lãng mạn hay tươi sáng. Mà đục thủy tinh thể chính là một trong những nguyên nhân khiến mắt mờ dần, thậm chí dẫn đến mù lòa. Nói một cách khác, khi bị đục thủy tinh thể, tầm nhìn hạn chế, không ít người rơi vào trạng thái tự ti, thậm chí trầm cảm, lo lắng cho tương lai.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 3.

Trước đây, đục thủy tinh thể được coi là bệnh của người già. Nhưng giờ đây, căn bệnh suy giảm thị lực này đang ngày càng trẻ hóa. Theo BS Đặng Thị Như Quỳnh, ngay cả những người trẻ nếu tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời, ánh sáng cường độ mạnh, tia UV cũng làm ảnh hưởng tới mắt và dẫn tới đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, người sử dụng quá liều một số loại thuốc như corticoid, người sống ở môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều khói bụi, nguồn nước chứa hóa chất tẩy rửa... cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 4.

Hiểu một cách đơn giản, đục thủy tinh thể là khi xuất hiện vùng đục trên thể thủy tinh vốn trong suốt, làm các tia sáng khi đi vào mắt bị lệch hướng hay bị cản trở. Người bị bệnh có cảm giác nhìn qua màng sương khói, mờ đục, nhìn có quầng, màu sắc kém sinh động. Điều này không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây áp lực rất lớn về mặt tâm lý cho bệnh nhân, thậm chí cả biến chứng đáng tiếc. “Tình trạng đục ngày càng nặng sẽ dẫn tới tăng nhãn áp, gây vỡ bao và phản ứng viêm màng bồ đào, mắt không thể điều tiết dịch khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội. Kéo dài tình trạng này có thể làm teo thần kinh mắt và rất khó để phục hồi trở lại dù có phẫu thuật. Khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ rất kém và thậm chí có nhiều trường hợp dẫn tới mù lòa”, BS Đặng Thị Như Quỳnh nói thêm.

Đó chính là lý do mà nhiều người sau khi phẫu thuật, lấy lại được thị lực đã không khỏi mừng rỡ như những bệnh nhân nói trên của BS Đặng Thị Như Quỳnh. 

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 5.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 6.


Cho đến nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp tối ưu bậc nhất trong điều trị đục thuỷ tinh thể. Theo BS Đặng Thị Như Quỳnh, có 3 loại phẫu thuật chính được dùng để điều trị đục thủy tinh thể, bao gồm: Mổ Phaco; Phẫu thuật thuỷ tinh thể ngoài bao (ECCE) và Phẫu thuật thủy tinh thể trong bao (ICCE). Trong 3 phương pháp này thì mổ Phaco được đánh giá là kỹ thuật điều trị đục thủy tinh thể phổ biến, an toàn, hiệu quả và tiên tiến hiện nay. 

Mổ Phaco (Phacoemulsification) được thực hiện bằng thiết bị tinh vi gọi là máy phẫu thuật Phaco Centurion. Phương pháp này dùng năng lượng sóng siêu âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ không cần khâu và thay vào đó bằng một thủy tinh thể nhân tạo khác. 

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 7.

Trước khi mổ Phaco ra đời, để điều trị đục thủy tinh thể, các bác sĩ loại bỏ toàn bộ thủy tinh thể và bao. Tuy nhiên, lúc này phẫu thuật còn khó khăn trong việc lắp chính xác thủy tinh thể thay thế, vì vậy, người bệnh buộc đeo kính dày và nặng để điều chỉnh tật viễn thị. Nhưng với phương pháp mổ Phaco, các bác sĩ đã khắc phục được khuyết điểm này. Trong quá trình phẫu thuật, toàn bộ vỏ thấu kính được giữ lại, đảm bảo nền tảng ổn định cho thấu kính thay thế. Hơn nữa, nhờ ứng dụng đầu dò Phaco (phát sóng siêu âm) - can thiệp bằng 1 đường cắt siêu nhỏ để đưa kính nội nhãn mềm thay thế vào trong mà bệnh nhân có thể giảm đau đớn, hạn chế biến chứng.

Nhìn chung, tất cả bệnh nhân thay thủy tinh thể đều nên áp dụng phương pháp Phaco. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân có bệnh viêm nhiễm cấp tính ở mắt hoặc mắt có tổn thương thì bác sĩ sẽ cần cân nhắc nhiều hơn trong việc có lựa chọn phương pháp Phaco để điều trị đục thủy tinh thể hay không.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 8.

Là người đã mổ thành công nhiều ca đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco, kể cả những lần mổ mắt từ thiện tại các địa phương, BS Đặng Thị Như Quỳnh chia sẻ: Với những ưu điểm an toàn, hiệu quả cho người bệnh như thời gian phẫu thuật nhanh chóng từ 5-7 phút, không đau, không chảy máu, vết mổ nhỏ không cần khâu, thị lực phục hồi nhanh sau mổ, bệnh nhân có thể nhìn rõ ngay ngày hôm sau, giảm tối đa những biến chứng trong và sau mổ... mà số lượng bệnh nhân chọn lựa điều trị đục thủy tinh thể theo phương pháp Phaco ngày càng tăng. Sau mổ, người bệnh có thể cải thiện thị lực sớm và sinh hoạt bình thường, có thể di chuyển, lái xe, đọc sách, xem tivi… nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Cho dù điều trị đục thủy tinh thể nói chung và dùng phẫu thuật Phaco nói riêng thì việc chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật đều cần thiết. Mặc dù được đánh giá là ít xâm lấn, không gây tổn thương và ít biến chứng nhưng BS Đặng Thị Như Quỳnh cũng khuyên bệnh nhân sau phẫu thuật bằng phương pháp Phaco vẫn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ; Không dụi mắt, tránh khói bụi, không để nước tiếp xúc trực tiếp với mắt mổ; Tránh các hoạt động gắng sức như ho, mang vác nặng... Đặc biệt, cần hạn chế tiếp xúc với máy tính, đọc báo, xem tivi... và có chế độ ăn đủ dinh dưỡng để mắt có thể phục hồi nhanh.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 9.

Hiện nay, mổ Phaco là loại phẫu thuật đục thủy tinh thể phổ biến được thực hiện ở các nước trên thế giới. Không chỉ điều trị đục thủy tinh thể, mổ Phaco còn cải thiện được hầu hết các tật khúc xạ thông thường (cận thị, loạn thị, viễn thị...). Đặc biệt, bệnh nhân sau khi hồi phục không cần phải sử dụng kính thường xuyên nên giảm thiểu đáng kể nhiều cản trở trong cuộc sống.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 10.

Năm 1967, tiến sĩ Charles Kelman – chuyên gia nhãn khoa người Mỹ đã phát minh ra kỹ thuật phẫu thuật đục thủy tinh thể Phaco. Cho tới nay, phương pháp Phaco đã được ứng dụng trong điều trị nhãn khoa trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, mổ Phaco đã trở nên không còn xa lạ. Đây cũng là phương pháp điều trị phổ biến hàng đầu tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND.

Khi chọn điều trị các bệnh về mắt hay bất cứ vấn đề sức khỏe nào, điều quan trọng là bệnh nhân cần tham khảo thông tin và lựa chọn cơ sở điều trị có trang thiết bị máy móc hiện đại, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao cũng như dịch vụ tận tâm, hết lòng vì bệnh nhân. Tất cả những điều này đều có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND.

Đến với Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, bệnh nhân sẽ được thăm khám theo quy trình chuyên sâu, khoa học với các chuyên gia phẫu thuật giàu kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ kế cận tay nghề giỏi như BS CKII Nguyễn Đăng Dũng - Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là một trong những phẫu thuật viên Phaco đầu tiên của Việt Nam với kinh nghiệm trên 25 năm trong ngành, ThS. Bs Đặng Thị Như Quỳnh - PGĐ Bệnh viện Mắt Quốc tế DND/Trưởng khoa Phẫu thuật...

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 11.

Phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, bệnh nhân còn được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc toàn diện, khép kín cùng với quy trình khám và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế, trang thiết bị y tế, công nghệ hiện đại như máy chụp cắt lớp VM OCT Cirrus HD-OCT, hệ thống hỗ trợ phân tích võng mạc CARA (Computer Assisted Retina Analysis), hệ thống Centurion Vision của hãng Alcon (Mỹ), hệ thống máy phẫu thuật Faros của hãng Oertli Instrumente AG (Thuỵ Sĩ)... Không những vậy, lựa chọn phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, bệnh nhân có BHYT sẽ được thanh toán đầy đủ theo quy định nên bệnh nhân không phải lo lắng quá nhiều về chi phí.

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 12.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và khi chiếc cửa sổ đó mờ đi, nhiều người nghĩ rằng như vậy là cuộc sống đã khép lại phần nào những cơ hội. Đừng vội bi quan như vậy, cuộc sống luôn vận động và chúng ta luôn biết cách để thích nghi. Đặt niềm tin đúng nơi, thứ bạn nhận sẽ sẽ không chỉ là sức khỏe mà còn như một sự tái sinh trong cuộc đời này!

Phương pháp Phaco - công nghệ hiện đại đem lại ánh sáng cho người đục thuỷ tinh thể - Ảnh 13.
Chia sẻ