Phụ nữ đi tiểu vào buổi sáng nếu thấy có 6 dấu hiệu thì cần đi khám tử cung, ung thư ngay

Bảo Nam,
Chia sẻ

Vào buổi sáng khi đi tiểu lần đầu tiên trong ngày, bạn hãy quan sát xem cơ thể có những bất thường sau đây hay không. Nếu có, bạn phải kịp thời đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Nước tiểu không chỉ là kết quả của quá trình trao đổi chất, mà còn là một thước đo sức khỏe và những bất thường trong cơ thể. Màu sắc, tần suất đi tiểu đều có thể cho thấy những nguy cơ về sức khỏe, nhất là mầm mống bệnh ung thư.

Vào buổi sáng khi đi tiểu lần đầu tiên trong ngày, bạn hãy quan sát xem cơ thể có những bất thường dưới đây hay không. Nếu có, bạn phải kịp thời đi khám để tìm ra nguyên nhân.

di-tieu-nhieu-lan-la-benh-gi.jpeg

Những "tín hiệu sức khỏe" được tiết lộ qua việc đi tiểu buổi sáng

1. Nước tiểu có nhiều bọt: Ung thư thận

Nước tiểu thải ra sau khi nhịn tiểu có thể tạo bọt do tác động quá mạnh nhưng những bọt này sẽ tan đi nhanh chóng. Nếu thấy nước tiểu có bọt nhưng không tan biến theo thời gian, đây là một trong những triệu chứng cho thấy chức năng thận gặp vấn đề.

Đặc biệt, nước tiểu có bọt cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thận. Ung thư thận sẽ làm mất các protein trong cơ thể do ảnh hưởng của sự phát triển của các tế bào ung thư. Lúc này hàm lượng protein trong nước tiểu sẽ tăng cao đột ngột, làm nước tiểu xuất hiện rất nhiều bọt.

2. Màu sắc bất thường: Bệnh gan, viêm cầu thận...

Trong trường hợp bình thường, nước tiểu thải ra phải có màu vàng nhạt, trong suốt. Tuy nhiên, nếu có những màu này trong nước tiểu thì phần lớn là do yếu tố bệnh tật gây ra.

- Màu vàng đậm hoặc như da rám nắng: Việc ăn một lượng lớn thực phẩm chứa vitamin B2 như cà rốt sẽ khiến màu nước tiểu chuyển sang màu vàng, nhưng tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi thay đổi chế độ ăn uống. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm hoặc như da rám nắng lâu ngày thì bạn cần cảnh giác có thể do bệnh gan, thiếu máu tán huyết...

bac-si-tiet-lo-cach-ban-di-tieu-sai-va-tai-sao-dieu-do-co-hai-cho-suc-khoe-unnamed-1629885069-200-width600height400.jpeg

- Màu trắng sữa: Hiện tượng này liên quan đến sự tắc nghẽn mạch bạch huyết, hoặc cũng có thể do nhiễm trùng có mủ trong hệ tiết niệu...

- Màu đỏ: Nước tiểu màu đỏ được gọi là tiểu máu và có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm cầu thận, ung thư bàng quang và các bệnh khác.

3. Mùi lạ: Bệnh tiểu đường, bệnh viêm niệu đạo...

Bình thường, nước tiểu sẽ có mùi amoniac nhẹ. Nếu thấy nước tiểu có mùi trái cây thì có thể là do bệnh tiểu đường. Mùi tanh có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm niệu đạo. Còn xuất hiện mùi trứng thối là do chức năng thận bị suy giảm.

4. Đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít: Bệnh tiểu đường, bệnh bàng quang, bệnh thận

Lượng nước tiểu tăng đáng kể có thể liên quan đến các bệnh như tiểu đường và bệnh thận đa nang. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến bàng quang.

Theo các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh: "Những người có triệu chứng kích thích bàng quang lặp đi lặp lại trong thời gian dài nhưng không rõ nguyên nhân, cần phải nhập viện ngay để tiến hành kiểm tra chi tiết hơn, bao gồm nội soi bàng quang nếu cần thiết".

Ngược lại, nếu lượng nước tiểu giảm có thể liên quan đến tổn thương thận cấp tính và suy thận.

5. Tiểu buốt: Sỏi thận, ung thư thận

Nguyên nhân gây ra đau buốt khi tiểu có rất nhiều, nhưng đa phần đều xuất phát từ việc viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra, tiểu buốt còn do bệnh sỏi thận gây nên. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một khi đã bị tiểu buốt, cần phải đến khám ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

Nếu bạn cảm thấy đau buốt ở vùng đáy chậu hoặc đường tiết niệu khi đi tiểu, phải thật cảnh giác bởi đó có thể là tín hiệu của ung thư thận và tuyến tiền liệt.

6. Đau bụng dưới khi đi tiểu: Bệnh tử cung

Nếu cảm thấy đau phần bụng dưới trong thời gian dài, đặc biệt đau khi đi tiểu, tiểu không thoải mái mà không phải vì lý do sắp có kinh nguyệt thì rất có thể tử cung của bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới có thể là do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu và các bệnh phụ khoa khác.

Chia sẻ