Phụ huynh Hà Nội bất lực khi con trai tối nào cũng chôn mình trong phòng, tưởng con mải mê học hành, ai dè giấu mẹ làm điều này
Người mẹ này đã vô cùng thất vọng khi tình cờ phát hiện ra sự việc.
Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, nhưng cũng là nguồn gốc của những lo âu, trăn trở không nguôi. Trong suốt hành trình trưởng thành của con, vì yêu thương con quá nhiều mà cha mẹ luôn lo lắng, sợ con sẽ vấp ngã, không tìm được con đường đúng đắn.
Mới đây, trên một group với hơn 325.000 lượt theo dõi của các bậc phụ huynh Hà Nội, một người mẹ đã chia sẻ về những khó khăn mà mình đang gặp phải trong quá trình nuôi dạy con. Câu chuyện này đã thu hút được rất nhiều sự đồng cảm và chia sẻ của nhiều bậc cha mẹ khác.
Cụ thể, con của nữ phụ huynh này hiện đang học lớp 9. Vốn biết học lực của con không tốt, nên ngay từ lúc nghỉ hè, người mẹ này đã luôn gần gũi để phân tích cho con hiểu về việc tại sao nên cố gắng học, với hy vọng con có thể đỗ vào một trường cấp 3 công lập trong năm sau. Mặc dù tự nhận thấy với trình độ học tập của con hiện tại vẫn cần cố gắng rất nhiều, nhưng người mẹ vẫn hết lòng động viên. Những tưởng sau bao công sức khuyên nhủ, con đã có ý thức hơn, người mẹ bỗng rơi vào thất vọng khi một ngày phát hiện ra con lại giấu mẹ làm điều này.
"Sau khuyên bảo, thấy con không cãi như trước tưởng đâu con nghe lời, ai ngờ hôm qua thấy con hý hoáy trong phòng tưởng con học nên bất ngờ kiểm tra thì thấy con đang chơi game. Thất vọng không còn gì để diễn tả nữa mọi người ạ", người mẹ bất lực chia sẻ.
Rất nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra dưới bài viết của người mẹ. Hầu hết mọi người đều đồng cảm vì đây gần như là vấn đề muôn thuở của các con khi đang trong độ tuổi "teen" đầy nổi loạn. Quan trọng vẫn là gia đình nên nhanh chóng tìm ra phương pháp giáo dục hợp lý để định hướng trẻ đi đúng đường.
- Khó lắm, độ tuổi này của trẻ không thể 1 thời gian ngắn mà thay đổi được. Bản thân mình cũng ham chơi từ cấp 2, đến tận năm cuối đại học mới thay đổi được.
- Thật sự thì trừ một số ít gia đình có con ngoan, còn lại thì sinh con ra chỉ hạnh phúc khi còn ở độ tuổi mẫu giáo. Cấp 1 là bắt đầu cuộc đua con chữ. Cấp 2 là bắt đầu cuộc chiến của căng thẳng. Lớp 8 - 9 - cấp 3 là não phiền, còn sau đó thì….bảo sao mới có câu: Đời là bể khổ!
- Em thấy chị nên dạy con mặt xấu và mặt lợi của việc con làm, hỏi nói chuyện với con á. Chứ bây giờ càng cấm con càng làm thôi, tâm lý trẻ là vậy mà.
- Em đã từng trải qua. Con em thi năm ngoái. Bác đừng quá thất vọng. Các con sẽ thay đổi rõ ở học kỳ 2 nhất là giai đoạn hoàn thành hết các môn phụ để tập trung vào các môn thi. Bác cố gắng kiên trì đồng hành cùng con. Có lúc nghiêm lúc lỏng bác ạ! Lỏng là vẫn trong khuôn phép thôi bác nhé, như thi thoảng bạn ý chơi điện thoại giải trí đó.
- Bạn cứ động viên và đồng hành cùng con thôi. Vẫn cho con chơi nhưng động viên con giảm thời lượng chơi game dần. Bạn 2k9 nhà mình năm học vừa rồi ôn thi vào 10 mình cũng vẫn phải cho con chơi game đều song song với việc học. Các đợt ôn cứ động viên bạn ý giảm dần thôi không nên cấm hẳn. Nói thật có những thời điểm bực lắm nhưng vẫn phải cố nhịn để động viên con bạn ạ. Lo lắng về lực học của con thì bạn cứ giữ chỗ sơ cua cho con 1 trường tư thục.
Cha mẹ nên làm gì khi con mải chơi, chểnh mảng học tập ?
Trẻ đang trong độ tuổi nổi loạn, mải chơi, chán học nên thường có những hành động làm trái lời cha mẹ để thể hiện bản thân. Chính bởi vậy, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số cách giải quyết sau để cải thiện tình hình này ở con trẻ và giúp con định hình bản thân tốt hơn:
1. Tìm hiểu nguyên nhân: Cha mẹ nên tạo một không gian ấm cúng, thoải mái, trò chuyện chân thành để con có thể tự do chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và khó khăn mà con đang trải qua.
2. Quan sát hành vi: Việc quan sát những thay đổi trong hành vi và thói quen hàng ngày của con cũng rất quan trọng. Có thể con đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe, bạn bè hoặc áp lực học tập mà chúng ta chưa nhận biết.
3. Cùng con lập kế hoạch học tập: Thời gian biểu này sẽ giúp con phân chia hợp lý thời gian cho việc học và vui chơi, tránh tình trạng quá tải hoặc nhàm chán. Đồng thời cũng giúp con xác định rõ ràng được mục tiêu học tập và từng bước thực hiện nó.
4. Tạo không gian học tập lý tưởng: Chuẩn bị một không gian yên tĩnh, đủ ánh sáng và đầy đủ dụng cụ học tập để con tập trung vào việc học.
5. Khuyến khích con học tập: Luôn khen ngợi những tiến bộ của con, tạo động lực để con tiếp tục cố gắng.
6. Thống nhất với con về các quy định: Để hình thành thói quen học tập tốt, cha mẹ cần đặt ra những quy định và hình thức thưởng, phạt cụ thể về thời gian học và chơi. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định này sẽ giúp con hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình.
7. Giảm dần thời gian chơi game: Nếu con rơi vào tình trạng nghiện game, cha mẹ cần giảm dần thời gian chơi game mỗi ngày giúp trẻ từ từ làm quen với việc hạn chế chơi game, thay vì cấm đột ngột, để tránh phản ứng tiêu cực.
8. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như thể thao hay nghệ thuật để khám phá sở thích mới và giảm thời gian chơi game.
9. Làm gương: Cha mẹ nên thể hiện thái độ tích cực và nghiêm túc đối với việc học tập và công việc hàng ngày của mình để làm gương cho con.
10. Trao đổi với giáo viên: Qua những cuộc trao đổi với giáo viên, cha mẹ sẽ có thêm thông tin để cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp con khắc phục những khó khăn trong học tập.
Tổng hợp