Phim Việt trên sân chơi lớn
Với sự gia nhập của lực lượng làm phim tư nhân, điện ảnh Việt ngày một phát triển hơn, đặc biệt về mặt tài chính.
Những bộ phim thu bạc tỉ
Ba, bốn năm trước nhiều bộ phim Việt do tư nhân sản xuất đạt doanh thu mà nhiều hãng phim nhà nước mơ ước. Nụ hôn thần chết (2007), Giải cứu thần chết (2008), Những nụ hôn rực rỡ (2009) vượt mốc 20 tỉ đồng doanh thu từ bán vé. Trước đó, Dòng máu anh hùng (2007) ra rạp cũng thu về hơn 10 tỉ đồng - một sự kiện của điện ảnh Việt vào lúc đó.
Năm 2009-2010, hàng loạt bộ phim do các hãng tư nhân thực hiện như Thiên Ngân, Phước Sang, BHD, Chánh Phương… đã dễ dàng đạt từ 15 đến 20 tỉ đồng khi phát hành vào dịp tết hay giữa năm như Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Bóng ma học đường rồi Để Mai tính, Cánh đồng bất tận… Riêng bộ phim đạt doanh thu “khủng” nhất tính đến nay tại Việt Nam là Cô dâu đại chiến (phát hành tết 2011). Nhà sản xuất BHD tiết lộ phim đạt doanh thu gần 40 tỉ đồng, con số mà bất cứ nhà làm phim nào cũng mơ ước.
Dù đây là số thu do các nhà sản xuất phim công bố - được cho rằng có thể bị cường điệu nhưng không thể phủ nhận sự thành công của các bộ phim kể trên, ít ra về mặt tài chính.
Tìm đường ra thế giới
Nhiều bộ phim của các đạo diễn trẻ như Chơi vơi (Bùi Thạc Chuyên), Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di) nhận các giải thưởng điện ảnh thế giới đã khai thông cho con đường phát triển của điện ảnh Việt khi vươn ra nước ngoài dựa trên thực lực của các tài năng từ trong nước.
Ngày 30/8 vừa qua, đại diện Công ty BHD, đơn vị sản xuất phim Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt xác nhận phim được Fortissimo - một trong những hãng phát hành lớn trên toàn cầu - đồng ý mua bản quyền phát hành. Tuy nhiên, giá trị thực của bản hợp đồng này chưa được công bố.
Không phải bỗng dưng thế giới bắt đầu chú ý đến nền điện ảnh không còn gắn liền với chiến tranh, bom đạn đến từ Việt Nam như trước đây họ từng quan niệm. Thế hệ những nhà làm phim trẻ đã tạo cho điện ảnh Việt một dáng dấp mới, mang cái nhìn về một Việt Nam thời hậu chiến với đầy đủ những gai góc mà một xã hội đang chuyển tiếp trên con đường phát triển phải có.
Chính điều này mà hàng loạt bộ phim Việt được thực hiện thời gian qua đã ghi điểm với ban giám khảo cũng như khán giả thế giới, kéo theo việc ký kết nhiều hơn hợp đồng mua phim Việt, một khái niệm còn khá mới mẻ với những nhà sản xuất trong nước. Xem ra điện ảnh Việt đang dần manh nha một nền công nghiệp giải trí đòi hỏi chất xám, tài năng và chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt.
Ba, bốn năm trước nhiều bộ phim Việt do tư nhân sản xuất đạt doanh thu mà nhiều hãng phim nhà nước mơ ước. Nụ hôn thần chết (2007), Giải cứu thần chết (2008), Những nụ hôn rực rỡ (2009) vượt mốc 20 tỉ đồng doanh thu từ bán vé. Trước đó, Dòng máu anh hùng (2007) ra rạp cũng thu về hơn 10 tỉ đồng - một sự kiện của điện ảnh Việt vào lúc đó.
Năm 2009-2010, hàng loạt bộ phim do các hãng tư nhân thực hiện như Thiên Ngân, Phước Sang, BHD, Chánh Phương… đã dễ dàng đạt từ 15 đến 20 tỉ đồng khi phát hành vào dịp tết hay giữa năm như Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Bóng ma học đường rồi Để Mai tính, Cánh đồng bất tận… Riêng bộ phim đạt doanh thu “khủng” nhất tính đến nay tại Việt Nam là Cô dâu đại chiến (phát hành tết 2011). Nhà sản xuất BHD tiết lộ phim đạt doanh thu gần 40 tỉ đồng, con số mà bất cứ nhà làm phim nào cũng mơ ước.
Cô dâu đại chiến với doanh thu "khủng"
Ngày càng có nhiều bộ phim đạt số thu cao từ tiền vé mà không phát hành vào dịp tết như Giao lộ định mệnh hay Giữa hai thế giới. Đặc biệt, sự kiện bộ phim Long Ruồi đang “làm mưa làm gió” tại hệ thống rạp trong cả nước vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, thu về tính đến nay vượt 15 tỉ đồng chỉ sau hơn 1 tuần công chiếu đã lập nên một kỷ lục mới cho phim Việt ngay chính thị trường nội địa, có thể cạnh tranh với những bộ phim “bom tấn” nhập khẩu từ Hollywood (Mỹ).Dù đây là số thu do các nhà sản xuất phim công bố - được cho rằng có thể bị cường điệu nhưng không thể phủ nhận sự thành công của các bộ phim kể trên, ít ra về mặt tài chính.
Tìm đường ra thế giới
Nhiều bộ phim của các đạo diễn trẻ như Chơi vơi (Bùi Thạc Chuyên), Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di) nhận các giải thưởng điện ảnh thế giới đã khai thông cho con đường phát triển của điện ảnh Việt khi vươn ra nước ngoài dựa trên thực lực của các tài năng từ trong nước.
Hậu trường phim Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt
Mới nhất, bộ phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt (tựa tiếng Anh là Lost in Paradise - tạm dịch Lạc giữa thiên đường) được mời tham dự LHP quốc tế Toronto lần thứ 36 từ ngày 8 đến 18.9.2011 tổ chức tại thành phố Toronto (Canada). Đây là phim duy nhất của Việt Nam được ban tổ chức chính thức mời tham dự một trong những LHP lớn trên thế giới.
Bắt đầu có phim để bán |
Không phải bỗng dưng thế giới bắt đầu chú ý đến nền điện ảnh không còn gắn liền với chiến tranh, bom đạn đến từ Việt Nam như trước đây họ từng quan niệm. Thế hệ những nhà làm phim trẻ đã tạo cho điện ảnh Việt một dáng dấp mới, mang cái nhìn về một Việt Nam thời hậu chiến với đầy đủ những gai góc mà một xã hội đang chuyển tiếp trên con đường phát triển phải có.
Chính điều này mà hàng loạt bộ phim Việt được thực hiện thời gian qua đã ghi điểm với ban giám khảo cũng như khán giả thế giới, kéo theo việc ký kết nhiều hơn hợp đồng mua phim Việt, một khái niệm còn khá mới mẻ với những nhà sản xuất trong nước. Xem ra điện ảnh Việt đang dần manh nha một nền công nghiệp giải trí đòi hỏi chất xám, tài năng và chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt.