Phim Hollywood "vay mượn" Trung Quốc

Theo 24h,
Chia sẻ

Những bộ phim Hollywood có sử dụng yếu tố văn hóa Trung Quốc và gặt hái được thành công ngoài tưởng tượng.

“Kungfu Panda” – "Bữa tiệc văn hóa" thịnh soạn hiếm có

“Kungfu Panda” có lẽ là bộ phim Hollywood khéo léo sử dụng yếu tố bản sắc văn hóa Trung Quốc nhất từ trước đến nay. Đặc biệt trong phần 2 mới được ra mắt, bối cảnh tại tỉnh Tứ Xuyên cùng những món ăn đặc sản địa phương liên tục được nhắc đến và miêu tả tinh tế.


Phối hợp ăn ý với những hình ảnh hấp dẫn, người xem có thể cảm nhận âm thanh sống động từ các loại nhạc cụ cổ truyền: đàn bầu, đàn nhị, sáo… Thật không quá khi nhận xét rằng “Kungfu Panda 2” có thể sử dụng với mục đích quảng  bá văn hóa du lịch cho mảnh đất lịch sử lâu đời này.

“Hoa Mộc Lan” – "Cô gái Mỹ có đôi mắt đen"

Hình tượng Hoa Mộc Lan tại Trung Quốc luôn gắn liền với miêu tả hiếu thuận, yêu nước, dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm. Trong khi đó, theo dõi phiên bản phim hoạt hình do Disney sản xuất, bạn sẽ được gặp gỡ một thiếu nữ mạnh mẽ, hóm hỉnh đáng yêu và sở hữu sự nhạy bén, tinh ranh, láu cá.



Disney lựa chọn cốt truyện này trên góc độ của một nhà sản xuất làm việc trên lãnh thổ xã hội tư bản, đề cao nhân quyền. Câu chuyện về Hoa Mộc Lan gián tiếp thể hiện khát vọng vượt qua rào cản định kiến xã hội, ông lý tưởng sống độc lập, tự chủ.

“Nhiệm vụ bất khả thi 3” lấy cảnh tại Thượng Hải

Trải qua 2 phần đầu với các trận chiến “vào sinh ra tử”, đạo diễn “Nhiệm vụ bất khả thi 3” muốn thay mới phong cách thể hiện và lựa chọn đặt bối cảnh tại Thượng Hải. Trong phim, thành phố có mật độ kinh tế phát triển nhất nhì Trung Quốc này hiện lên như đại diện cho mô tuýp đô thị thời trang, “thế giới tương lai". Trong đó, phong cảnh phố cổ yên bình Tây Đường thơ mộng được sử dụng với mục đích nhấn mạnh không khí khẩn trương gấp rút của màn rượt đuổi gay cấn.



Trong hơn 2 tiếng nội dung phim đã xuất hiện tới gần 40 phút hình ảnh và văn hóa Trung Quốc. Chúng góp phần đẩy mạnh cao trào tình tiết mạo hiểm và tạo hiệu ứng khắc họa đối lập hiệu quả. Tiết tấu nhanh bao trùm tác phẩm không chỉ thể hiện ưu điểm của thành phố hội nhập tiềm năng này mà còn mang đến cho người xem nhiều tưởng tượng phong phú về đất  nước, con người Trung Quốc thời đại mới.

“Forrest Gump” – Triết lý của “chàng khờ” thật thà



Trong “Forrest Gump” xuất hiện trường đoạn trận bóng bàn giữa binh sỹ Trung Quốc và Mỹ.  Forrest Gump được đại diện cho nước Mỹ sang Trung Quốc thi đấu. Tuy nhiên sau khi trở về nước, nhân vật chính này đã rất thật thà trả lời phỏng vấn trên tivi và dường như đã gián tiếp gợi ý cho John viết nên bài hát “Imagine”: “Không có sự sở  hữu nào, cũng không có tôn giáo nào… Nếu bạn cố gắng thì mọi việc sẽ dễ dàng” (there is no possession,... no religion too,... it's easy if you try).

“Kill Bill 2” – Mối thù “xuyên quốc gia”



Ngoài phim hoạt hình, thể loại võ thuật hành động cũng là đề tài được các nhà làm phim Hollywood “vay mượn” văn hóa Trung Quốc. Trong bộ phim “Kill Bill 2”, đạo diễn đã không ngại nhần thể hiện bản thân là 1 fan hâm mộ mảnh đất lịch sử dạn dầy này. Ngoài việc mời Lưu Gia Huy tham gia diễn xuất, lời thoại trong phim linh hoạt ứng dụng cũng khiến khán giả bản địa “mở cờ trong bụng”.

Series “Xác ướp Ai Cập” - Ứng dụng tinh tế từng chi tiết



Từ kết cấu tác phẩm, bối cảnh ghi hình cho tới văn hóa giao tiếp và dàn diễn viên chính được sử dụng trong series  “Xác ướp Ai Cập” đều nhấn mạnh vị trí quan trọng của văn hóa,nghệ sỹ Trung Quốc. Không chỉ lợi dùng cách làm “đánh thẳng” vào thị trường đông khán giả nhất thế giới này, các nhà làm phim Hollywood còn  mong muốn cho ra đời tác phẩm hoàn hảo theo mô tuyp “Đông Tây kết hợp”, đáp ứng khẩu vị của mọi người xem khó tính.
Chia sẻ