Phía sau sự hào nhoáng, sang chảnh của những ngôi trường tư thục dành riêng cho con nhà giàu ở New York: Dùng tiền "đè người", phụ huynh coi giáo viên như nhân viên phục vụ
Trường tư thục ở New York là nơi quy tụ của hội con nhà giàu - những người có phụ huynh giàu có, sẵn sàng chi rất nhiều tiền để làm đẹp bảng điểm, giúp con vào đại học top đầu.
Dalton School là một trong những trường tư thục danh giá nhất ở khu vực Manhattan của New York (Mỹ), thường là lựa chọn của con nhà giàu có, có gia thế, theo The Atlantic. Một phần lí do là ngôi trường này có thể trả lời câu hỏi của giới nhà giàu: Các vị phụ huynh lắm tiền nhiều của muốn gì?
Họ muốn những thứ không ai khác có. Tại Dalton, điều đó có nghĩa là "một trung tâm nghiên cứu khảo cổ học ngay tại chỗ", nhà bếp để dạy học trực quan, một nhà kính đầy cây xanh trên sân thượng và những phòng hòa nhạc hoành tráng, thậm chí là cả sân bay trực thăng. Theo một thành viên của quan chức địa phương, sau đợt tu sửa gần nhất, trường Dalton đã xây dựng thêm 2 tầng với diện tích 12.000 feet vuông trong 1 trong 4 tòa nhà để chuẩn bị tốt hơn cho "thế giới thú vị" mà những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu sẽ được trải nghiệm.
Theo Caitlin Flanagan, cây viết của The Atlantic kiêm tác giả sách, các ngôi trường tư đắt đỏ như Dalton School quy tụ những đứa trẻ "sinh ra ở vạch đích", có lợi thế về mọi mặt.
Đồng thời, nó cũng phơi bày mặt xấu của các vị phụ huynh lắm tiền - những nhà tài trợ chính cho trường.
Nỗi ám ảnh con cái bị tụt lại phía sau của phụ huynh lắm tiền nhiều của
Khi Jim Best, hiệu trưởng của trường Dalton thông báo rằng nhà trường sẽ không tổ chức các lớp học trực tiếp vào mùa thu năm ngoài vì tình hình dịch COVID-19 phức tạp, các bậc cha mẹ giàu có đã bày tỏ sự thất vọng, lo sợ con cái mình bị tụt lại phía sau. Trong khi đó, các trường tư khác như Trinity, Ditto vẫn mở cửa...
Những bậc phụ huynh sẵn sàng chi 54.000 USD cho việc học hành của con cái có thể chịu nhìn lực học của con tụt lại phía sau không? Đến đầu tháng 1-, các phụ huynh bắt đầu gửi email thể hiện sự bức xúc đến hiệu trưởng. Một nhóm gốm 20 bác sĩ có con em theo học tại Dalton viết rằng "họ thất vọng và mong nhà trường cân nhắc lại mô hình học trực tuyến đáng được áp dụng".
"Nhà trường vui lòng cho chúng tôi biết các điều kiện để lũ trẻ được quay lại lớp. Theo thông tin chúng tôi biết, một số trường tư khác vẫn hoạt động như bình thường", bức thư viết.
Sau đó không lâu, hơn 70 phụ huynh khác cùng ký đơn xin trường mở cửa trở lại bởi "lũ trẻ nhà tôi rất buồn, bối rỗi và cảm thấy cô đơn" khi không được tới trường.
Những học sinh ở trường tư thục cao cấp có lợi thế về mọi mặt bởi sự giàu có của cha mẹ họ. Sau khi tốt nghiệp, hiếm có trường hợp nào lại không thể đỗ vào các trường đại học top đầu của Mỹ. Theo thống kê, số học sinh theo học trường tư chỉ chiếm 2% lượng học sinh ở Mỹ. Nhưng có tới 24% trong số đó đăng ký vào Đại học Yale, 25% đăng ký Đại học Princeton, 29% đăng ký đại học Brown. Tất cả đều là những ngôi trường danh giá nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Trong 5 năm qua, 1/3 học sinh tốt nghiệp ở trường Dalton tiếp tục theo học các trường thuộc khối Ivy League. Đối với trường tư thục Harvard Westelake ở Los Angles, 45 học sinh tiếp tục theo học ở Đại học Harvard. Trường Noble & Greenough ở Massachusetts, có 50 học sinh tiếp tục học Đại học Harvard.
Quyền lực thuộc về người có tiền
Các vị phụ huynh giàu có luôn muốn các giáo viên tập trung nhất vào việc tạo một bảng điểm đẹp cho con em họ. Ảnh: The Atlantic
"Những ngôi trường tư này vô tình truyền đi các giá trị của giai cấp thống trị khi con cái nhà giàu được hỗ trợ đủ đường nhờ những khoản hỗ trợ tài chính hào phóng của bố mẹ đối với nhà trường", Caitlin đánh giá.
Sự hào phóng về tiền bạc sẽ ảnh hưởng tới cơ hội lọt qua cánh cửa vàng của trường đại học danh tiếng và thay đổi cuộc đời mãi mãi. Nhưng điều khiến những ngôi trường này trở nên lố bịch là sự khẳng định của họ rằng họ xuất phát từ động cơ công bằng và "tính toán toàn diện".
"Đối với những phụ huynh giàu có, một ngôi trường với mức học phí 50.000 đô la/năm cũng giống như một sản phẩm tiêu dùng đắt tiền", theo Caitlin. Nếu những ngôi trường này thực sự quan tâm tới công bằng thì tất cả những điều họ cần làm là một hệ thống quy định thống nhất và minh bạch.
Caitlin cho hay, cô từng có có kinh nghiệm theo dõi những ngôi trường tư thục này trong nhiều năm và từng trực tiếp giảng dạy tại một trong các trường tư thục nổi tiếng. Caitlin kể rằng, trước đó cô chưa từng nghĩ có hình thức giáo dục như vậy tồn tại. Các học sinh dường như không quan tâm đến các môn học. Đối với các giáo viên, giáo án lên lớp tốt nhất có lẽ là: Giao cho học sinh tự đọc một cuốn sách và đi ăn trưa. Ở văn phòng nhà trường có điện thoại bàn để giữ liên lạc với phụ huynh học sinh, tuy nhiên, rất hiếm có vị phụ huynh nào gọi điện tới trường để hỏi về tình hình con cái của họ.
Một lần Caitlin cho học sinh điểm A- cho bài tập viết sáng tạo. Ngay sau đó mẹ của học sinh đã gọi điện tới trường để phàn nàn. Phụ huynh này đã tỏ ra rất tức giận dù cô giáo đã giải thích rằng điểm A- sẽ không khiến điểm trung bình bị hạ thấp. Caitlin khẳng định, điểm số được chấm công bằng nhưng điều đó khiến các phụ huynh giàu có không vui.
Ngay cả khi nói chuyện với các giáo viên trong trường, Caitlin cũng có về không được ủng hộ. Ban giám hiệu thường làm nhiệm vụ xoa dịu phụ huynh nhưng hiếm khi họ đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về cách đối phó với phụ huynh trong các tình huống khó xử. Trong thế giới của các trường tư thục, các bậc phụ huynh giàu có sở hữu một thứ quyền lực ngầm. Các giáo viên "giữ trẻ" còn ban giám hiệu trường thì làm việc với các phụ huynh lắm tiền nhiều của.
Cuốn sách của Michael Thompson năm 2005 "Hiểu về phụ huynh ở các trường tư thục đã khai quát về động lực thực sự ở các trường học tư thục". Ông Thompson, một nhà tâm lý học đã tới thăm khoảng trường tư thục. Theo ông, các bậc cha mẹ có năng lực cao không nhân ra rằng, họ đang tạo một áp lực lớn đối với giáo viên ở trường. Họ trò chuyện với các giáo viên như cách nói chuyện với nhân viên cấp dưới.
"Mối quan hệ giữ các phụ huynh giàu có và nhà trường tư thục dường như ngày càng căng thẳng hơn. Ban giám hiệu và giáo viên đang dành nhiều sự tập trung vào nhu cầu, mối quan tâm của phụ huynh hơn là các học sinh", Thompson viết trong phần giới thiệu cuốn sách. 15 năm sau, các vấn đề dường như càng tồi tệ hơn.
Vào năm học cuối cấp, các phụ huynh giàu có muốn cá giáo viên, cố vấn học tập tập trung hoàn toàn vào việc giúp con cái họ có một bảng điểm đẹp để có thể bước vào cánh cổng của Đại học Harvard. "Nhiều phụ huynh không thể thoát khỏi sự ám ảnh rằng con cái họ sẽ bị tụt lại phía sau. Trong mắt các phụ huynh giàu có, các giáo viên cũng giống như nhân viên, dù họ không làm việc cho họ", Rober Evans, một giáo sư tâm lý học bày tỏ.
Mặt khác, theo Rober, Evans, các bậc cha mẹ giàu có sẽ làm mọi cách để con cái họ luôn có kết quả học tập thuộc nhóm dẫn đầu. Bởi họ cho rằng, kết quả học tập sẽ là bệ đỡ cho những đứa trẻ trong bối cảnh xã hội, kinh tế nhiều biến động.
"Các trường tư thục là một hệ thống siết chặt người nghèo, đào thải tầng lớp trung lưu và biến những đứa trẻ giàu có trở thành những thanh thiếu niên thiếu độc lập, kiệt sức và căng thẳng tột độ. Cả phụ huynh giàu có và con cái họ đều tin rằng, việc lọt vào nhóm rất nhỏ các trường đại học top đầu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến tương lai sau này", Daniel Markovits, giáo sư tại trường Luật Yale, đánh giá.