Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt

Thanh Hương,
Chia sẻ

Do những đứa trẻ mới học cách sử dụng điện thoại, viết chữ cũng chưa quen nên còn nhiều bỡ ngỡ khi nhắn tin với bố mẹ.

Mới đây cộng đồng mạng bỗng rộ lên một trào lưu mới. Đó là chia sẻ những tin nhắn đầu tiên của bố mẹ và con. Thực tế một số phụ huynh chỉ cho con sử dụng điện thoại khi đã học cấp 2, tuy nhiên vì nhu cầu liên lạc nên nhiều cha mẹ cho con dùng sớm hơn, từ cấp tiểu học. Chính từ đây nhiều tin nhắn ngộ nghĩnh của con khiến cha mẹ cười đau bụng. 

Ở độ tuổi này, do trẻ chưa dùng quen đồ công nghệ, cộng thêm viết chữ chưa thật sự thành thạo nên nhắn tin khá chậm. Không ít em nhỏ vì gõ dấu không quen nên chuyển sang viết dấu. 

Bên cạnh đó, khi nhắn tin, cha mẹ cũng phải giải thích rõ những từ viết tắt, từ lóng như "uhm" (ừm), "đc" (được), hay đt (điện thoại),... cho con. Sự ngây ngô khi nhắn tin lần đầu của con trẻ khiến cha mẹ không khỏi phì cười.

Chị Trần Nga (Hà Nội) chia sẻ lại những tin nhắn đầu tiên với con. Lần đầu liên lạc bằng tin nhắn, hai mẹ con không quên có màn chào hỏi, giới thiệu đối phương và gửi thêm những icon vui nhộn.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 3.

Tin nhắn đầu tiên của chị Nga và con trai.

Khi con trai nhắn tin không đầy đủ ngữ pháp, chị Nga lập tức chấn chỉnh. Cậu nhóc lém lỉnh cũng "bắt lỗi" mẹ viết sai chính tả.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 4.

Cậu bé lém lỉnh "bắt lỗi" mẹ vì viết sai chính tả.

Còn chị Linh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải giải thích rõ cho con từng từ viết tắt thông dụng, hoặc những từ lóng như "uhm",... Con gái chị (đang học lớp 2) thậm chí còn nhắc nhở mẹ không được nhắn tin sai.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 5.

Cô bé thắc mắc những từ viết tắt.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 6.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 7.

Cô bé lém lỉnh nhắc mẹ không được nhắn nhầm.

Một bà mẹ khác cũng phải giải thích cặn kẽ từng từ viết tắt cho con. Do quen việc viết tắt với bạn bè nên chị cũng viết như vậy với con.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 8.

Không nên viết tắt khi lần đầu nhắn tin với con nhé bố mẹ.

Còn chị Phương (Nam Định) cho biết con trai mình những ngày đầu mới biết dùng điện thoại thì toàn nhắn tin không dấu cho mẹ. Bởi cậu bé lớp 3 quen viết chữ trên giấy nhưng chưa quen viết trên điện thoại. Cậu bé cũng thỉnh thoảng viết sai chính tả.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 9.

Con chị Phương thường viết không dấu vì không quen và mất thời gian.

 Không viết sai chính tả, cũng viết rất đủ dấu nhưng cậu bé này lại vô cùng hào hứng khi lần đầu nhắn tin với mẹ. Cậu bé cũng hớn hở khám phá các chức năng của messenger như gọi video call.

Phì cười với loạt tin nhắn đầu tiên giữa con cái và bố mẹ: Đám nhóc loay hoay không biết bấm chữ, ngỡ ngàng trước từng từ viết tắt - Ảnh 10.

Một "chiếc chiếu mới" hào hứng với việc nhắn tin.

Hiện tại trào lưu khoe tin nhắn đầu tiên với con vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ.

Chia sẻ