Phát hiện rừng cổ thụ dưới hố sụt ở Trung Quốc
Một khu rừng cổ đại đã được tìm thấy dưới đáy một hố sụt khổng lồ ở Trung Quốc, với những cây cao khổng lồ. Các nhà khoa học tin rằng nó có thể chứa các loài thực vật chưa được khám phá.
Hố sụt được một nhóm thám hiểm hang động phát hiện bên ngoài làng Ping’e ở huyện Leye, khu tự trị Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Các nhà thám hiểm đi xuống hố vào đầu tháng 5, nơi họ tìm thấy những cây cổ thụ và các thực vật khác.
Các nhà thám hiểm hang động đã thông báo cho các nhà khoa học khi họ tìm thấy một hố sụt, nơi có cả một khu rừng nguyên sinh bên trong. Trong số 30 hố sụt ở hạt Leye, đây là hố lớn nhất với chiều dài 306m, chiều rộng 150m và và chiều sâu 192m. Và theo Chính phủ Trung Quốc, nó chỉ là một trong 30 hố sụt khổng lồ của huyện.
Các nhà khoa học đã đi bộ hàng giờ đồng hồ đến chân hố sụt để xem nó chứa gì. Ông Chen Lixin, người dẫn đầu nhóm thám hiểm, cho biết cây cối rậm rạp hầu hết cao đến vai ông, nhưng có những cây cao phải tới 40m. “Có những loài trong hang động này chưa từng được khoa học phát hiện cho đến bây giờ”, ông cho biết.
Cảnh quan đầy hố sụt được gọi là cảnh quan karst, được hình thành chủ yếu do sự phân hủy đá do nước ngầm. Điều này có nghĩa là các hố sụt và hang động ấn tượng được tạo ra trên khắp khu vực. Tuy nhiên, chiếc hố khổng lồ này rất hiếm, bởi vì nó sâu nhưng lại có hình dạng phù hợp để ánh sáng lọt vào, đồng nghĩa với việc những cây lớn có thể phát triển.