Phát hiện con nói dối, bà mẹ lo lắng đi hỏi chuyên gia tâm lý ai ngờ lại nhận được lời chúc mừng: "Con cô có EQ rất cao"

An Nhiên,
Chia sẻ

Trẻ em nói dối là hiện tượng phổ biến. Thay vì trách mắng, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, nhu cầu của con.

Mới đây, một người mẹ đã tới lớp học kỷ luật tích cực của một chuyên gia tâm lý. Trông cô vô cùng hoang mang và lo lắng khi đặt câu hỏi: "Tôi nên làm gì khi phát hiện ra con nói dối?".

Người mẹ này nói rằng, lần đầu phát hiện ra con gái mới 3 tuổi đã biết nói dối, cô rất ngạc nhiên. Chuyện là con gái cô đã đi học mẫu giáo bị tè dầm ở lớp và được cô giáo thay bộ quần áo khác. Thế nhưng khi mẹ hỏi, bé lại nói dối là do uống nước bị đổ vào quần áo.

Lo sợ việc nói dối sẽ trở thành thói quen của con, người mẹ đã quyết định đến gặp và hỏi chuyên gia tâm lý: "Con nói dối ở độ tuổi đó có bình thường không và tôi phải làm gì để dạy con?".

Điều ngạc nhiên và trái với suy nghĩ lúc đầu của người mẹ, chuyên gia tâm lý đã trả lời: "Không sao đâu, đứa trẻ hoàn toàn bình thường và xin chúc mừng cô vì con cô có EQ rất cao".

Nếu con bạn nói dối, đừng lo mà nên ăn mừng! - Ảnh 1.

Người mẹ lo lắng khi phát hiện con nói dối. (Ảnh minh họa)

Câu trả lời của chuyên gia tâm lý đã đi ngược lại hoàn toàn với những bài học truyền thống: nói dối là không tốt, không trung thực, nói dối mũi sẽ mọc dài ra như chú bé người gỗ Pinocchio…

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần biết, trẻ em nói dối là một hiện tượng phổ biến!

Li Kang, một học giả tại Đại học Toronto, Canada đã dành 20 năm để nghiên cứu hành vi nói dối của trẻ em. Trong một nghiên cứu để tìm hiểu xem có bao nhiêu trẻ biết nói dối, Li Kang đã mời các bé tham gia chơi một trò chơi đoán số lần chơi bài và nếu đoán trúng sẽ có phần thưởng. Sau đó Li ra khỏi phòng và yêu cầu bọn trẻ không được nhìn trộm.

Nhưng kết quả là, 90% trẻ tham gia trò chơi đã nhìn trộm ngay sau 5 giây Li rời khỏi phòng. Khi ông quay lại hỏi thì:

30% trẻ 2 tuổi nói dối

50% trẻ 3 tuổi nói dối

Hơn 80% trẻ 4 tuổi nói dối

Hầu hết trẻ trên 4 tuổi nói dối.

Nếu con bạn nói dối, đừng lo mà nên ăn mừng! - Ảnh 2.

Trẻ em nói dối thường có EQ cao.

Vậy trẻ nói dối là do cách giáo dục của bố mẹ, đạo đức của đứa trẻ, giới tính hay tính cách? Nghiên cứu của Li Kang cho thấy tất cả những yếu tố trên không phải lý do dẫn tới trẻ nói dối, mà chúng nói dối vì hai yếu tố: trí tuệ cảm xúc (EQ) và khả năng tự kiểm soát. 

Có trí tuệ cảm xúc thì trẻ mới biết trạng thái tâm lý và cảm xúc của người mà trẻ muốn nói dối. Có khả năng tự kiểm soát thì trẻ mới điều chỉnh biểu cảm khuôn mặt và nội dung ngôn ngữ.

Tại sao trẻ nói dối và chúng ta nên làm gì?

Đầu tiên là trẻ muốn chiến thắng, khao khát có được điều mà chúng muốn

Cô bé Trang một hôm bị ốm, cô được bố mẹ chăm sóc và các bạn đến nhà chơi cùng rất vui. Thế nên mặc dù đã khỏi ốm nhưng Trang vẫn giả vờ ốm để được phục vụ.

Bố của Trang biết rõ con gái mình nói dối, nhưng anh không tỏ ra tức giận hay lo lắng mà tập trung vào tìm hiểu nhu cầu của con là gì mà khiến con phải nói dối như vậy. Và cuối cùng anh đã đề nghị đưa con gái tới công viên chơi. Trang bị cuốn hút bởi trò chơi bóng ở công viên nên lập tức dừng nói dối, không còn "diễn" cảnh bị ốm nữa.

Chúng ta có thể học hỏi từ cách dạy con của bố bé Trang. Để con bỏ tính nói dối, cha mẹ không cần chăm chăm vào tìm lỗi, kết tội con, mà thay vào đó hãy tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của trẻ để đáp ứng theo tình hình thực tế.

Phát hiện ra con nói dối, bà mẹ lo lắng đi hỏi chuyên gia tâm lý ai ngờ lại nhận được lời chúc mừng: "Con cô có EQ rất cao" - Ảnh 3.

Trẻ em không phân biệt được giữa trí tưởng tượng và thực tế

Hầu hết khả năng nhận thức và suy nghĩ của trẻ nhỏ tầm 2-3 tuổi vẫn còn hạn chế. Đôi khi những hình ảnh trong tâm trí chúng được coi là sự thật và đó cũng là mong muốn từ sâu bên trong. Nếu thực tế không làm được điều đó, chúng sẽ nói dối.

Tuy nhiên, trẻ chỉ đơn thuần nghĩ đó là mình muốn chứ không phải là nói dối. Do đó, cha mẹ không cần phải uốn nắn con một cách quá nghiêm khắc khi phát hiện ra con nói dối. Điều quan trọng vẫn là cha mẹ nên tìm hiểu mong muốn của con để giúp con thực hiện được mong muốn đó.

Trẻ sợ bị chỉ trích và phạt

Khi làm sai, trẻ thường bị cha mẹ trách móc, mắng mỏ, thậm chí đánh đòn nên trẻ sẽ có xu hướng nói dối để tránh trách nhiệm.

Nhà tâm lý học Adler cho rằng, mọi hành vi của con người đều có mục đích và trẻ em nói dối cũng như vậy.

Vì vậy cha mẹ cần nhận ra mục đích, nhu cầu của trẻ và giúp chúng đạt được dựa trên thực tế thay vì gán cho con cái mác nói dối.

Trong phát biểu của mình, nhà tâm lý học Li Kang cũng cho rằng khi phát hiện con nói dối, việc cha mẹ đánh đòn và trách mắng là vô ích. Tốt nhất là cha mẹ nên làm tấm gương tốt cho con.

Theo Sohu

Chia sẻ